Đố kỵ là ác tâm (P1): Bàn về thói ganh ghét đố kỵ của người Việt

27/10/21, 11:13 Đọc & Suy ngẫm

Đố kỵ là một trạng thái tâm lý rất xấu và cũng rất đáng sợ. Người có lòng đố kỵ mạnh mẽ khi nhìn thấy tài năng, thành tựu hay những gì mà người khác sở hữu, tự họ liền cảm thấy bất công và oán hận, từ đó mà tìm cách hại người, phá hoại chuyện tốt của người khác. Xã hội ngày nay đầy rẫy mâu thuẫn, giữa người với người đấu đá lẫn nhau, không ít trường hợp đều chỉ từ lòng đố kỵ này mà ra. Đố kỵ như con dao hai lưỡi, đã hại người lại hại chính mình.

trâu
Rất nhiều vấn đề xấu xảy ra trong xã hội ngày nay đều xuất phát từ sự đố kỵ. (Ảnh qua Tudo)

Thói ganh ghét đố kỵ của người Việt

Đố kỵ là một loại cảm xúc tiêu cực của con người, bất kỳ ai cũng có thể nảy sinh tâm đố kỵ, chứ nó không phải chỉ là “sản phẩm riêng” của một dân tộc hay một nền văn hóa nào. Tuy nhiên hiện nay trong người Việt chúng ta, thói đố kỵ đã biểu hiện rất mạnh mẽ, điều này không chỉ kìm hãm sự phát triển của đất nước, mà còn là căn nguyên của rất nhiều tai họa trong xã hội.

Người ta thường kể một câu chuyện vui: Đem ba người Nhật bỏ vào một cái hố, họ sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài được, vì cả ba cùng giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng nếu đem ba người Việt bỏ xuống hố, người này leo lên thì người kia kéo xuống, kết quả không ai thoát thân được cả, cùng bị hãm lại luôn trong đó. Câu chuyện này phản ánh thực trạng là tâm lý ganh ghét đố kỵ của người Việt hiện tại đã rất nghiêm trọng, khiến mọi người không chỉ chia rẽ mà còn phá hoại và làm tổn thương lẫn nhau.

Nói chung thì trong lịch sử, người Á Đông bao gồm cả người Việt chúng ta thường có tính cách hướng nội, biết khiêm tốn giấu mình, không tùy tiện bộc lộ cảm xúc, điều này nguyên là chịu ảnh hưởng từ Nho giáo. Tất nhiên đây không phải điều xấu, nó giúp người ta rèn luyện tính nhẫn nại, và không tùy tiện phô trương tài năng của bản thân. 

Nhưng mặt khác, sự việc thường tồn tại một phương diện đối lập, khi những điều tinh hoa của văn hóa truyền thống bị làm biến tướng hoặc phê phán, thì những thứ xấu đi kèm sẽ có cơ hội biểu hiện nổi cộm lên. Mọi người đều học cách khiêm tốn, đều không tùy tiện thể hiện bản lĩnh, thế thì nếu có người khoe khoang một chút, người ta liền sẽ cảm thấy rất bực bội và chướng mắt, rồi từ đó mà ganh ghét đố kỵ.

khiêm nhường
Đức tính khiêm tốn giấu mình của cổ nhân ngày nay đã biến tướng thành lòng đố kỵ. (Ảnh ĐKN)

Điều này hình thành trong tính cách của người Việt từ rất sớm, ngay cả học sinh tiểu học vốn được xem là ngây thơ thì bây giờ cũng đã mang theo loại tâm lý này. Trong một lớp học, các học sinh đều trầm trầm, nếu có một học sinh thường xuyên phát biểu, thường xuyên nêu ý kiến, thì các học sinh khác đều ngấm ngầm bực tức, nào là: “Thằng A đó là người thích thể hiện.”, “Có gì hay đâu mà khoe? Làm như chỉ mình nó biết.”, “Do nó đi học thêm trước thôi.”… cách nghĩ nào cũng có, thậm chí có học sinh nghe bạn mình hỏi vặn lại giáo viên những câu hỏi khó thì rất lo lắng: “Nó bắt bẻ được cả cô giáo, có khi nào nó thành thiên tài không? Vậy thì mình biết tính sao đây?”

Thói ganh ghét đố kỵ có thể bẻ cong sự việc, khiến chuyện tốt cũng bị nói thành chuyện xấu. Có một câu chuyện kể rằng: Ở một công ty nọ có một người có năng lực nhưng rất khiêm tốn, ông chủ nhìn thấy người này đã có tài năng mà nhân phẩm cũng tốt liền thăng chức cho anh ta, mấy người khác thấy vậy thì xì xầm với nhau: “Kẻ đó đúng là đạo đức giả! Hóa ra bình thường nó giả làm người tốt để lấy lòng sếp.” 

Nguyên đây vốn là một người thật sự tốt và giỏi, anh ta xứng đáng nhận được một công việc tốt hơn, nhưng qua cái nhìn mang theo ganh ghét của họ anh ta liền trở thành kẻ “giả dối”, “nịnh bợ”. Chẳng lẽ họ muốn tất cả mọi người đều như nhau, cùng giậm chân tại chỗ thì mới là tốt sao?

Thật ra cái mong muốn “như nhau” ấy cũng có căn nguyên, nó vốn không phải điều trong truyền thống của dân tộc Việt chúng ta. Người xưa thường dạy con cháu phải chăm chỉ cần cù, làm việc cần nỗ lực, làm nhiều mới xứng hưởng nhiều, làm ít chỉ được hưởng ít, không làm thì không có gì cả. Như vậy cho thấy rằng, tùy vào mức độ bỏ công sức của người ta mà họ sẽ nhận lấy thành quả tương xứng, sao có thể đòi mọi người “như nhau” được?

Khi ĐCSTQ cai trị Trung Quốc, họ liên tục làm ra các cuộc vận động chính trị, sửa đổi và phá hoại văn hóa truyền thống. Nghiêm khắc mà nói điều này đã ảnh hưởng rất nặng nề tới quan niệm của người Việt chúng ta, một trong số đó chính là tư tưởng bình quân tuyệt đối. 

Ngày nay có thể nhiều người chưa nghe qua cụm từ “tư tưởng bình quân tuyệt đối” này, nhưng tư tưởng ấy đã hình thành trong đầu họ rồi, tức là việc gì họ cũng muốn bình đẳng, cho rằng ai được gì thì mình cũng phải được cái đó, tâm lý họ đòi hỏi mọi người đều phải như nhau: “Nó được tiền thưởng thì tôi cũng phải được”, “Sếp không công bằng, khen ngợi nó mà không khen ngợi tôi.”, “Tôi và nó cùng bán hàng mà sao nó bán đắt còn tôi bán ế?”,… Nếu yêu cầu “mọi người phải như nhau” kia không được thỏa mãn thì họ sẽ ganh ghét đố kỵ, từ đó oán hận và làm ra đủ chuyện xấu.

GANH GHÉT
Nếu yêu cầu “mọi người phải như nhau” kia không được thỏa mãn thì người sẽ ganh ghét đố kỵ và làm ra đủ chuyện xấu. (Ảnh qua database)

Nếu chúng ta vào một khu chợ sẽ rất dễ thấy điều này, hai gian hàng ở gần nhau mà gian này bán đắt hơn gian kia, thì người ở gian bên kia sẽ nói những lời đâm thọc, soi mói từ công việc đến gia đình riêng tư của người ta: “Nó bán hàng giả, hàng kém chất lượng!”, “Vợ chồng nó cãi nhau suốt, con cái toàn thứ phá của, nghe nói còn trốn thuế nữa.”, “Cái nhà bên đó ở dơ lắm!”,… có khi họ còn cố ý quăng rác sang bên phía người ta cho bõ ghét!

Ngày xưa những cụm từ như “nghiêm túc”, “gương mẫu” vốn dùng để chỉ những người giỏi giang, chăm chỉ, chu đáo. Tuy nhiên người ta cứ đem cái gọi là “thanh niên nghiêm túc”, “học sinh gương mẫu” ra giễu cợt mãi: “Cậu A là học sinh gương mẫu kìa, chúng ta đâu có ai được như cậu ấy.” – toàn những lời mỉa mai khó nghe kiểu như vậy. Mãi rồi chẳng còn ai dám nhận bản thân là “nghiêm túc”, “gương mẫu” nữa, thậm chí nếu bị gọi vậy thì họ sẽ cho đó là lời xúc phạm! 

Nguyên là những từ mang nghĩa khen ngợi, nay đã bị lòng đố kỵ của con người bóp méo thành những từ mang nghĩa châm biếm. Họ cũng không nghĩ xem, điều này chẳng phải sẽ vô tình khiến cho không ai dám làm người tốt nữa sao?

Vì đố kỵ người ta sẽ tìm cách bới móc khuyết điểm của nhau, dù sao thì cũng không thể để người kia vượt mặt mình được, nên họ có lỗi ít thì cũng phải nói thành nghiêm trọng, trù dập họ, giống như hai người dưới hố kéo không cho người thứ ba leo lên vậy. Có khi điều này đã trở thành đương nhiên, đến mức người ta làm vậy mà không nhận ra đó là họ đang đố kỵ nữa, cứ như thể họ không có cách gì chứng minh bản thân tốt nên đành xoay lại cố gắng chứng minh người khác xấu! 

Chẳng hạn như ai đó có thành tích nổi bật, người ta thay vì khen ngợi thì đi tìm những sơ sót của người đó trong quá khứ, rồi làm ầm lên: “Kẻ đó có gì mà tốt? Nó đã từng phạm lỗi như thế như thế.” Thật ra vạch lỗi của người khác không phải mục đích của họ, mà khiến người khác không thể vượt lên trước mới là điều họ muốn.

Nói về giáo dục con cái, cũng vì tâm lý mong mọi người như nhau, người làm cha mẹ thường tự đặt ra khái niệm “con nhà người ta” mà không rõ là ai, rồi bắt con cái phải học sao cho giỏi như “người đó”. Điều này khiến con cái phải chịu áp lực rất lớn trong chuyện học, từ đó sinh ra những chuyện đáng buồn và đáng tiếc.

Thật ra mỗi người một vẻ, sao có thể như nhau được? Cũng như Einstein từng nói: “Con cá không thể thể hiện khả năng bằng việc trèo cây.” Trẻ con cũng cần tùy vào năng khiếu riêng của từng người, có đứa trẻ học văn hóa ở trường không giỏi nhưng rất giỏi thể thao, có đứa trẻ học gì cũng không xong nhưng vẽ tranh rất đẹp, có đứa trẻ sức khỏe không tốt nhưng lại có tài năng về âm nhạc,… 

Cha mẹ chỉ mãi so đo với “con nhà người ta” thì vừa khiến con mình áp lực, vừa bắt con phải làm điều mà nó không muốn, lại còn không giúp con nhận ra giá trị và năng lực thật sự của bản thân, không định hướng được tương lai phù hợp với con.

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn hết có lẽ là việc này đã khiến cho tâm lý đố kỵ của trẻ thơ hình thành từ rất sớm. Như đã nói ở trên, ngay từ bậc tiểu học trẻ nhỏ đã ganh ghét bất bình với nhau rồi, thấy bạn nào giỏi hơn một chút thì căm phẫn không sao nguôi được, đây thật là hiện trạng đáng buồn!

TRẺ
Ngày nay ngay cả trẻ nhỏ vốn ngây thơ cũng đã xuất hiện tâm lý ganh ghét đố kỵ. (Ảnh qua GVA)

Đố kỵ là nguyên nhân của rất nhiều hỗn loạn trong xã hội hiện nay, đang phá hoại đạo đức của con người, còn khiến đất nước khó có cơ hội phát triển, không mang lại bất kỳ điều gì tốt đẹp. Không chỉ vậy, người đố kỵ còn ăn không ngon ngủ không yên, tự mình làm tổn hại sức khỏe của bản thân, có khi còn gây ra hậu quả nghiêm trọng làm liên lụy đến gia đình và xã hội.

Khiêm nhường là điều tốt, không muốn thể hiện tài năng của bản thân cũng không sai, nhưng không thể vì vậy mà thấy người khác thể hiện bèn chướng mắt, từ đó sinh ra bất bình đố kỵ, mong muốn người ta đều phải “bình đẳng” với mình thì lại càng xấu hơn. 

Có lẽ người ta chỉ có thể bớt nhìn vào người khác, dù đó là thành công hay thất bại thì cũng là cuộc sống của họ, ta hãy nghĩ về chính mình nhiều hơn, cân nhắc từng lời nói và việc làm của mình, xem có phải xuất phát từ tâm lý ganh ghét đố kỵ mà mình làm việc đó, nói ra lời đó hay không? Và nghĩ xem việc đó đã làm hại những ai, có thể liên lụy bao nhiêu người và gây ảnh hưởng gì cho xã hội? 

Chỉ khi người ta chịu nhìn lại chính mình, thì mới có thể từng chút từng chút loại bỏ đi tính đố kỵ vốn đã hình thành qua năm tháng dài dẳng. Bên cạnh đó, nếu mỗi người đều tập cách đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu được áp lực, vui buồn của người khác và biết thông cảm cho họ hơn, thì ác tâm cũng dần dần bớt đi. 

Điều đó nhất định cần một quá trình lâu dài và khó khăn, nhưng nếu mọi người đều dụng tâm mà làm, thì quan hệ đấu đá phức tạp giữa người với người hẳn sẽ ngày một giảm bớt, người ta sẽ yêu thương và đối tốt với người xung quanh hơn, đạo đức xã hội sẽ dần nâng cao trở lại. 

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x