Đệ nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump đã công khai chỉ trích mạng xã hội “có khả năng phá hoại và gây hại khi sử dụng không đúng cách”, đặc biệt là đối với trẻ em. Rất nhiều người đồng ý với quan điểm này. Đây quả thật là một sự thay đổi khổng lồ.
Trong quá khứ, những trang mạng xã hội đã từng rất được yêu thích, được tôn vinh như một sự đổi mới làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng bây giờ điều này đã không còn nữa.
Nhiều cuộc tranh cãi lớn hiện nay đang nhắm đến trang mạng hàng đầu thế giới là Facebook và thứ hai là Twitter. Chúng bị cáo buộc vi phạm quyền riêng tư, gia tăng sự quấy rối trên mạng trực tuyến, cho phép thao túng các cuộc bầu cử, gia tăng các cuộc cạnh trang công luận, gây ra việc ghét bỏ một trang mạng xã hội nào đó, kiểm duyệt bất đồng chính kiến và về mọi điều khủng khiếp mà người ta có thể nghĩ đến.
Hiện tại, các trang lớn khác như LinkedIn và Instagram đang có sự phát triển thịnh vượng hơn trước và chúng có hàng ngàn đối thủ cạnh tranh.
Quả thật, chúng ta không thể phủ nhận sự ra đời của mạng xã hội là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống hiện đại. Nó mở ra một thế giới theo những cách không thể tưởng tượng được. Nó đưa ra những dự đoán tuyệt đẹp dành cho tương lai… Mọi người đều có thể kết nối với bất kỳ ai trên thế giới và tình bạn mới sẽ được sinh ra từ mạng xã hội. Khi này sự phân cấp sẽ được san bằng và chúng ta sẽ tìm hiểu được nhiều sự thật của thế giới.
Theo đó, những dòng chảy thông tin sẽ kết thúc sự kiểm duyệt, trao quyền cho những tài năng mới và sự kiểm soát nằm trong tay người dân thay vì giới tinh hoa.
Tuy nhiên, chúng ta thường quên mất rằng, các công nghệ mới phát triển theo các bước lặp đi lặp lại. Ban đầu chúng khá thô sơ, thậm chí chưa khai hóa, không có đặc tính hay quy ước, với giả định rằng tất cả người dùng đều thực hiện những hành động có thiện ý. Đồng thời, chủ sở hữu sản phẩm đang tìm kiếm lợi nhuận từ việc cải thiện thế giới thông qua những ý tưởng tốt đẹp hơn. Sau đó, việc nâng cấp bắt đầu.
Cởi mở quá sớm
Sự lạc quan dành cho các trang mạng xã hội là quá ngắn hạn. Điển hình như trong những ngày đầu của email, người dùng đã vui mừng với ý tưởng rằng email sẽ là một thay thế miễn phí và ngay lập tức cho thư giấy. Điều này rất thú vị. Đó là vinh quang. Sau đó, thư rác xuất hiện. Có một khoảng thời gian, những bức thư đến toàn là thư rác, virus, phần mềm độc hại và cả sự lừa đảo. Điều này đã phá hủy cái nhìn tốt đẹp của mọi người về email.
Sau đó, nó đã được sửa chữa. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, những người dùng email mới vẫn không có nhiều sự hỗ trợ để giải quyết triệt để tất cả các vấn đề này. Điều đó cho thấy, phương tiện truyền thông xã hội ban đầu mang đến nhiều thú vị và nó chính là sự vinh quang, nhưng sau đó nó lại đem đến những rắc rối.
Tương tự như với email, các bản sửa lỗi dành cho các trang mạng chỉ được triển khai theo kiểu phân cấp và thử nghiệm.
>>>Mạng xã hội đang khiến con người thờ ơ với cuộc sống xung quanh
Sức mạnh của những kẻ gây rối
Các nhà phát triển web luôn đánh giá thấp sức mạnh của những kẻ gây rối. Đó là những người tìm kiếm sự hài lòng cá nhân bằng cách chiếm lấy diễn đàn của mọi người để phát triển ý chí xấu xa, đầy ác ý của mình.
Tác giả Jeffrey A. Tucker trên tờ Epoch Times bình luận: “Nó làm tôi nhớ lại các diễn đàn liên tục được mở ra để mọi người trò chuyện với nhau vào những năm 1990. Tôi đã choáng váng phát hiện ra rằng mọi người không thể cởi mở hoàn toàn vì trên các diễn đàn luôn có những người tham gia với mục đích hủy hoại mọi thứ chứ không phải để xây dựng, và tôi nghiệm ra một quy tắc bất thành văn rằng những kẻ quấy rối chiếm khoảng 3% dân số. Tôi nhanh chóng tự học cách săn lùng họ và cấm họ tham gia vào các diễn đàn. Trong mọi trường hợp, tôi bị cáo buộc kiểm duyệt và các quản trị viên cần phải suy nghĩ xem điều đó có đúng hay không.
Nhưng quyết định cuối cùng của quản trị viên là giá trị của tổng thể, điều này quan trọng hơn “quyền” của bất cứ ai làm hỏng mọi thứ cho những người khác. Nên nếu bạn để những người thúc đẩy các ý nghĩ xấu xa tự do hoạt động, thì những người có nhân cách tốt sẽ ra đi.
Đây vẫn là một vấn đề cho tất cả các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay. Thật dễ dàng để cáo buộc họ kiểm duyệt khi mục tiêu chính chỉ đơn giản là cung cấp một dịch vụ có giá trị”.
Nhưng ngoài những kẻ quấy rối, một vấn đề khác đang tồn tại dai dẳng chính là “anh hùng Internet”. Nó nói về cách mà mọi người cư xử khi họ ẩn danh và không bao giờ phải đối mặt với những người bị họ hủy hoại hay bị họ hạ thấp phẩm giá. Những người này có thể không phải là những kẻ gây rối nhưng họ cũng là một phần tử xấu. Họ thích tận hưởng cảm giác của sức mạnh, thứ mà họ nhận được từ việc tiếp cận bất cứ ai và tấn công người đó một cách trực tiếp.
Do vậy thách thức lớn nhất hiện nay là việc phát triển một nền tảng mạng xã hội có thể đưa ra tiếng nói đúng đắn của người dùng. Nó là một chương trình thuật toán có thể phát hiện và bịt miệng những người muốn sử dụng mạng xã hội để gây ra thiệt hại cho những người khác. Nhưng nó không làm xa rời những ai có thiện chí.
Thực tế có nhiều khiếm khuyết trong quá trình này và mọi sai lầm đều có khả năng lan truyền. Cũng như nó có thể ném những bình luận của thế giới xuống đầu của bạn.
Sự phụ thuộc doanh nghiệp
Các doanh nghiệp đang hoạt động trực tuyến trên các trang mạng là thứ được nhìn thấy nhiều nhất. Sự hoạt động này lấn sang cả các trang web dành cho báo chí độc lập. Trong vòng mười năm trở lại đây họ đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội. Mở đầu, họ thường phát triển một trang web, xây dựng các trang mạng xã hội thông thường, sản xuất sản phẩm và tận hưởng doanh thu quảng cáo của mình.
Trong một thời gian dài mọi thứ đã được hoạt động như thế. Điều này có thể gây nghiện nhưng nhiều nhà quản lý website lại không nhận ra.
Tuy nhiên, điều khiến các doanh nhân không đánh giá cao là mức độ phụ thuộc của họ đối với quy mô và sự giao thương mậu dịch trên Facebook.
Nói cách khác khi Facebook (đối mặt với các vấn đề riêng của mình trong việc tìm kiếm một mô hình kinh doanh) từ chối lời đề nghị của họ, họ sẽ rời đi ngay thay vì “trả tiền để được chơi” trên đó. Và ngay lập tức những khu vực này phải đối mặt với lưu lượng truy cập giảm dần.
Điều đó đã khiến cho nhiều cửa hàng phải đóng cửa trong năm nay. Nó gây ra ảnh hưởng lớn cho các tổ chức phi lợi nhuận và cả doanh nghiệp.
Bởi trước đó, họ nghĩ rằng mình đã có một mô hình kinh doanh thành công, nhưng sau đó, vì những lỗi lầm (không thực sự) của các quản trị viên đã khiến cho con đường dẫn đến thành công của họ bị ngăn cản.
Khi này, không ít người đã thất bại và phải kết thúc giấc mơ về nguồn nghiên cứu với các thông tin độc lập.
Bong bóng xã hội
Các yếu tố xã hội và văn hóa khác cũng có vai trò nhất định gây mất niềm tin trên các mạng xã hội. Chúng dựa trên mô hình vòng tròn các bạn bè mà được kết nối với bạn.
Theo đó, tường Facebook của bạn sẽ bị các lời bình luận lâp đầy, và sau đó cuộc chiến giữa các vòng tròn quan hệ của bạn bắt đầu nổ ra thường xuyên. Thế giới hạnh phúc trên Facebook của bạn trở nên gay gắt, với các phe phái, chia tách, ý nghĩa và tất cả mọi thứ xung quanh
Và, bởi vì đây là những thông tin được cung cấp cho bạn, nên bạn sẽ dễ dàng nhầm lẫn giữa chúng và thế giới thực.
Có thể thấy, thế giới mạng xã hội được quản lý để chỉ dành cho bạn, nó đang chiếm không gian trong tâm trí bạn. Nhưng mạng xã hội không phải là thế giới thực.
Truyền thông hợp nhất
Một điều phổ biến đang dần phủ sóng trên các phương tiện mạng xã hội là những thông tin miễn phí bắt đầu được thay thế cho các thông tin trả phí. Song song đó là phương tiện truyền thông chính thống đang dần hợp nhất. Họ chật vật tìm ra phương thức sống sót mà không cần phải rút ruột nhân viên. Cũng như họ có thể tồn tại mà không hoàn toàn phụ thuộc vào cái gọi là “mồi nhấp chuột”.
Điển hình như tờ Washington Post được bán cho Jeff Bezos. Trang Wall Street Journal vật lộn trong nhiều năm để thu hút người đăng ký. Trong khi đó, thời báo New York Times vẫn đang cố gắng tìm ra các nền kinh tế mới dành cho truyền thông.
Nói chung, những mục đích sống sót và sự hợp nhất đã trở thành các dấu ấn xác định của kênh truyền hình, một di sản của phương tiện truyền thông. Trong khi đó những loại báo chí độc lập lại bị siết chặt.
Sự hoảng hốt có tên Trump
Trong số những điều kể trên có cả các vấn đề liên quan đến chính trị.
Cụ thể, hầu hết mọi người đã sốc khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Bởi trước đó mọi nguồn tin chính thống đều dự đoán rằng ông sẽ không thể nào chiến thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Đối với nhiều người điều này cho thấy rõ ràng có một cái gì đó, tồn tại ở đâu đó và bằng cách nào đó đã phá vỡ hệ thống dân chủ mà đến nay là đối tác đáng tin cậy với các ưu tiên hàng đầu.
Lẽ dĩ nhiên mọi người cảm thấy hoảng hốt và “một cuộc đi săn phù thủy” bắt đầu. Vậy ai là người có lỗi? Người Nga? Facebook? Hay sự thất bại của truyền thông dòng chính?
Nhưng dù thế nào đi nữa cuộc đi săn đã được bắt đầu vẫn tiếp tục kéo dài cho đến hiện nay. Trong đó, những tạp chí và mạng xã hội, đặc biệt là những người ngồi trên ghế nóng đã làm mọi thứ có thể để ngăn chặn sự lặp lại tương tự trong tương lai.
Tập trung và phân cấp
Một vấn đề cơ bản nữa là hiệu ứng mạng đã dẫn đến một sự tập trung không bền vững cho các sản phẩm. Facebook dời mọi người qua mạng xã hội này và bắt đầu cai trị tất cả.
Người dùng bắt đầu tin rằng họ phải chịu trách nhiệm với những gì xảy ra và quên rằng mô hình lõi nằm ở việc mỗi người dùng đang được yêu cầu cung cấp thông tin, thứ sẽ được bán cho những nhà quảng cáo sau đó.
Vì vậy, ngày nay, cuộc nổi dậy chống lại sự tập trung đang trên đà phát triển.
Trong tương lai thế giới mạng xã hội sẽ không còn sự tập trung này nữa. Nó sẽ được biến đổi thành nhiều hình thức khác nhau và sự thay thế dành cho Facebook chính là vô hiệu hóa khả năng tạo thành một bản sao.
Để thực hiện được điều đó bắt buộc tất cả chúng ta phải đi đến một thỏa thuận thực tế với thế giới, thỏa thuận mà chúng ta luôn luôn từ chối sự tác động của mạng xã hội. Nó chính là việc bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia và học hỏi những kinh nghiệm xã hội vô hạn.
Không có gì trong số đó là hoàn hảo, không có gì trong số đó là mãi mãi.
>>>Cựu quản lý Facebook: ‘Mạng xã hội đang xé nát cuộc sống’
>>>Lợi & hại khi dùng mạng xã hội trong giờ làm việc
Theo EpochTimes