Có nhiều cách chế biến thịt lợn, đôi khi thịt lợn được kết hợp với các thực phẩm khác để thay đổi hương vị của món ăn. Song cần tránh ăn chung thịt lợn với các thực phẩm sau vì chúng tương khắc gây độc.
Ảnh minh họa: Internet Có nhiều cách chế biến thịt lợn, đôi khi thịt lợn được kết hợp với các thực phẩm khác để thay đổi hương vị của món ăn. Song cần tránh ăn chung thịt lợn với các thực phẩm sau vì chúng tương khắc gây độc. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số mà nhiều người trong chúng ta không để ý. Mỗi loại thực phẩm lại có thành phần khác nhau. Do vậy có thể gây nên chất có hại đối với sức khỏe hoặc bất lợi cho hấp thụ do sự tác động lẫn nhau trong quá trình kết hợp chúng không đúng. Điều này dẫn đến mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thậm chí gây ngộ độc cho cơ thể. Thịt lợn là một món ăn bổ dưỡng không thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Theo Đông Y, thịt lợn giá trị dinh dưỡng bổ hư, tăng khí lực, bổ gan huyết, mượt da, cung cấp chất đạm cao và axit béo cần thiết cho cơ thể. Tiết lợn có nhiều chất phòng khối u phát triển, thích hợp cho người âm suy, táo bón nên ăn nhiều thịt lợn trong ngày. Song cũng có những món ăn kỵ nhau chết người khi chế biến cùng với thịt lợn. Không nên chế biến thịt lợn cùng thịt bò trong cùng một món ăn. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm. Hay thịt lợn và mỡ lợn kiêng ăn với quả mơ. Quả mơ tính chua, thịt mỡ lợn tính ngọt, lạnh nếu ăn phải sinh ra tả, lỵ. Chế biến với đậu tương làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn. Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, trong đông y thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể. Ngoài ra, cũng không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Để tránh nguy hại cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo cần thận trọng khi mua thịt lợn. Nên kiểm tra kỹ thịt tránh có những trường hợp bị lợn gạo lẫn trứng trùng của các con sán. Mua phải lợn gạo thì không nên ăn thịt vì rất nguy hiểm. Ngoài ra, thịt lợn chóng bị ôi thiu nên cần chọn thịt còn tươi. Thịt lợn khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm. Thịt săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt. Dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều. Bên cạnh đó, cũng không nên ăn thịt lợn quá nhiều. Trong cuốn các món ăn từ động vật ở Việt Nam ghi lại rằng, thịt lợn cũng chống chỉ định cho một số người như người cao huyết áp, mỡ máu vì thịt lợn là một trong các loại thịt động vật có lượng mỡ cao. |
Theo Tiền Phong