Mới đây, Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan cho biết, vào cuối tháng 3, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tranh mua 50 triệu tấn gạo trên toàn thế giới. Trong bối cảnh thiếu lương thực như hiện nay, động thái lần này của ĐCSTQ đã bị dư luận nghi ngờ.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên toàn cầu, chính phủ ĐCSTQ không chỉ “quét sạch” khẩu trang và vật tư chống dịch của các nước khác, mà còn trắng trợn đổ xô đi mua thực phẩm trên khắp thế giới.
Tin tức ổng hợp từ truyền thông Đài Loan cho thấy, Viện hành chính Đài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo về kế hoạch giải cứu và phục hồi vào chiều ngày 14/4 để “hỗ trợ nông dân”.
Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp, ông Trần Cát Trọng cho biết tại cuộc họp, chính phủ ĐCSTQ đã mua 50 triệu tấn gạo trên khắp thế giới vào cuối tháng 3, Đài Loan hiện có 900.000 tấn gạo dự trữ, cộng với vụ lúa kỳ 1, kỳ 2, tổng cộng có 2.8 triệu tấn dự trữ, gạo có nguồn cung 28 tháng.
Trần Cát Trọng biểu thị, nhiều nước trên thế giới hiện đang hạn chế xuất khẩu nông sản, bao gồm tăng thuế quan, hạn chế xuất khẩu, trong số đó Ấn Độ, Campuchia, Myanmar và Việt Nam đã hạn chế xuất khẩu gạo, ban đầu là hạn chế xuất khẩu, thay đổi hạn ngạch xuất khẩu. Kazakhstan, Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn, tất cả đều đang áp dụng hạn ngạch xuất khẩu.
Ông nói, các quốc gia Đông Nam Á đã áp dụng đối với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp liên quan để xuất khẩu có kiểm soát, hoặc nhập khẩu số lượng lớn. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã thu mua một lượng lớn 50 triệu tấn gạo trên khắp thế giới vào cuối tháng 3, động thái này có thể khiến giá ngũ cốc toàn cầu tăng vọt.
Nhận định về động thái lớn vơ vét lương thực của ĐCSTQ, cựu Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu phát triển đô thị và môi trường, Viện khoa học xã hội Đài Loan, ông Ngưu Phượng Thụy cho rằng, động thái này là các thương nhân Trung Quốc lợi dụng tình hình dịch bệnh để tích trữ lương thực, nhằm thu được lợi nhuận khổng lồ.
Vào ngày 15/4, Ngưu Phượng Thụy biểu thị với Đài Á Châu Tự Do (RFA), Trung Quốc đã từng trải qua nạn đói trong quá khứ, rất nhiều người dân đều sợ nạn đói, vì vậy họ liên tục mua lương thực để tích trữ. Nắm bắt được tâm lý người dân, một số lượng lớn các thương nhân đã thu mua nông sản từ khắp nơi, tích trữ thực phẩm.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng đã so sánh với việc ĐCSTQ cướp sạch khẩu trang và vật tư phòng dịch trên toàn cầu khi dịch bệnh mới bùng phát, nghi ngờ rằng việc cướp lương thực toàn cầu cũng là hành vi của chính phủ ĐCSTQ.
Hiện tại, dịch virus Vũ Hán đã tồn tại được hơn 3 tháng, lúc bắt đầu dịch, ĐCSTQ vừa giấu dịch, vừa thông qua các đại sứ quán và lãnh sự quán của ĐCSTQ ở nước ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài, các doanh nghiệp trung ương, các hiệp hội và đoàn thể người Hoa tại nước ngoài… vơ vét sạch vật tư chống dịch của các nước trên thế giới, rồi vận chuyển về Trung Quốc. Do đó, tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị động dưới tác động của đợt bùng phát đại dịch này.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang lan rộng, các quốc gia trên khắp thế giới đang khẩn trương đối phó với dịch bệnh, tình trạng thiếu lương thực đang đe dọa toàn cầu. Trung Quốc, quốc gia vốn bị ảnh hưởng bởi vấn đề lương thực trong nhiều năm, hiện cũng đang đối mặt với cục diện họa vô đơn chí.
Khi ĐCSTQ tranh mua 50 triệu tấn gạo trên toàn thế giới, các quốc gia xung quanh Trung Quốc như Việt Nam, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Thái Lan và Malaysia, đã đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung lương thực trong nước. Trên thị trường quốc tế, giá các loại ngũ cốc như lúa mì và gạo đã xuất hiện biến động.
Người đứng đầu Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc(FAO), đã cảnh báo vào cuối tháng 3 rằng nếu các quốc gia không thể ứng phó đúng với sự bùng phát, thế giới sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu lương thực.
Trung Quốc là nước nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Năm 2018, nhập khẩu nông sản của Trung Quốc đạt 137,1 tỷ USD. Tình trạng thiếu lương thực toàn cầu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc.
Vào ngày 1/4, tài liệu “bí mật” do văn phòng Ủy ban châu Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc ban hành đã được tiết lộ, tài liệu đốc thúc các quan chức địa phương bắt đầu “Toàn lực dự trữ” lương thực, thịt dê, bò, dầu muối và các vật tư sinh hoạt khác, đồng thời “hướng dẫn và huy động quần chúng tự giác dự trữ lương thực, đảm bảo mỗi hộ dự trữ 3-6 tháng lương thực, chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào”.
Cùng lúc đó, nhiều tỉnh ở Trung Quốc đều xuất hiện làn sóng hoảng loạn tranh mua tạp hóa. Mặc dù các quan chức ĐCSTQ đã nhiều lần bác bỏ tin đồn, nhưng làn sóng tranh mua vẫn còn đang tiếp diễn.
Thêm vào đó, có nhiều trận tuyết lớn xuất hiện bất ngờ vào giữa tháng 4, cũng có thể gây nên tình trạng thất thu, lại thêm sự xâm nhập của “sát thủ lương thực” sâu keo và nạn châu chấu đang tới gần, khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc vô cùng cấp bách.
Gia Hưng (Theo NTDTV)