Bên sau sự thành công của mỗi tập đoàn công nghệ nổi tiếng luôn cần có một nhà lãnh đạo tài ba. Tuy nhiên không phải bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng là người chiến thắng trong năm 2015 vừa qua.
Chuyên trang Bussiness Insider mới đây đã công bố một danh sách đánh giá mức độ thành công của 12 CEO nổi tiếng dựa trên các khoản lợi nhuận và giá trị cổ phiếu từ ngày 2/1/2015 cho tới phiên giao dịch cuối cùng vào ngày 30/12 vừa qua. Theo đó, có thể thấy rằng mặc dù công nghệ thông tin ngày một phát triển, nhưng rất nhiều CEO đã kết thúc một năm 2015 mà không nằm trong mong đợi.
12. CEO Yahoo – Marissa Mayer: Giảm 34%
Giá trị vốn hóa thị trường: 32,15 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 50,66 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 33,37 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: -34%
Giám đốc điều hành Yahoo, Marissa Mayer đang chịu một sức ép vô cùng lớn từ các cổ đông, khi hầu hết đều cho rằng những thất bại gần đây của công ty đến từ năng lực quản lý yếu kém của cô, mà điển hình nhất là việc giá trị cổ phiếu của Yahoo tụt dốc một cách thảm hại trong năm 2015 vừa qua. Giới chuyên môn cho rằng việc Marissa Mayer đệ đơn từ chức chỉ là vấn đề thời gian.
11. CEO Oracle – Mark Hurd và Safra Catz: Giảm 18%
Giá trị vốn hóa thị trường: 155,66 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 45,02 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 36,93 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: -18%
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành ra Oracle, Larry Ellison là một con người xuất chúng – khi ông này được giới chuyên môn cho rằng đã sản sinh ra một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất trong lịch sử. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của 2 CEO mới là Mark Hurd và Safra Catz, Oracle đang dần đánh mất vị thế của mình, khi liên tục bị các đối thủ cạnh tranh như Salesforce và Microsoft gây sức ép.
10. CEO IBM – Ginny Rometto: Giảm 14%
Giá trị vốn hóa thị trường: 135,6 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 161,31 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 139,32 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: -14%
Giống như nhiều tập đoàn công nghệ thế hệ cũ khác, IBM cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định trước sự thay đổi của công nghệ trong một vài năm gần đây. Cụ thể, sự lên ngôi của các dịch vụ được xây dựng trên nền tảng đám mây như Amazon Web Services đã làm giảm sự cần thiết của các máy chủ và phần mềm của IBM. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của CEO Rometty, IBM cho thấy họ đang vô cùng nỗ lực để giành lại vị thế của mình.
9. CEO Apple – Tim Cook: Giảm 4%
Giá trị vốn hóa thị trường: 606,26 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 111,39 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 107,32 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: -4%
Apple vẫn là công ty có giá trị lớn nhất thế giới, khi sở hữu giá trị thị trường lên tới hơn 600 tỷ USD. Về cơ bản, giá trị cổ phiếu của Apple chỉ giảm nhẹ trong năm 2015, và doanh thu của họ vẫn là điều mong ước của bất kỳ công ty công nghệ nào hiện nay. Tuy nhiên những thống kê chuyên sâu cho thấy Apple và ban lãnh đạo nên cảm thấy thực sự lo lắng cho tình hình kinh doanh trong năm 2016, khi lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số của iPhone, và nhiều sản phẩm khác của hãng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực.
8. CEO Microsoft – Satya Nadella: Tăng 21%
Giá trị vốn hóa thị trường: 451,72 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 46,66 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 56,31 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: +21%
CEO Nadella nằm trong số ít các CEO nổi tiếng có thể đón một kỳ nghỉ lễ đầu năm mới trong hạnh phúc bởi những thành công mà công ty gặt hái được trong năm 2015 vừa qua. Giới chuyên môn nhận định rằng Microsoft có vẻ như đã tìm được hướng đi đúng – khi không còn chỉ xoay quanh Windows, mà đã mở rộng phát triển dịch vụ, đồng thời xây dựng phần mềm cho mọi nền tảng sự dụng tại nhà riêng hoặc văn phòng.
7. CEO Adobe – Shantanu Narayen: Tăng 31%
Giá trị vốn hóa thị trường: 47,55 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 72,7 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 95,28 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: +31%
Năm 2015 cũng là một năm thành công với Adobe, khi họ đã thay đổi một cách chóng mặt để thích ứng với thị trường. Giờ đây, Adobe tập trung nhiều vào hệ thống dựa trên Subscription của nhiều phần mềm phổ biến nhất của họ, điển hình là Adobe Photoshop.
6. CEO Salesforce – Marc Benioff: Tăng 32%
Giá trị vốn hóa thị trường: 53 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 59,9 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 79,14 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: +32%
SalesForce.com có thể là một địa chỉ khá xa lạ với nhiều người Việt, nhưng tại Mỹ, đây lại là người khổng lồ trong lĩnh vực áp dụng công nghệ điện toán đám mây, và là tập đoàn tiên phong trong công nghệ này. Để đạt được thành công như ngày nay, CEO Benioff – một trong những doanh nhân quyền lực nhất tại thung lũng Silicon cho biết ông đã tuân theo 7 bài học từ Larry Ellison – Giám đốc điều hành của Oracle.
5. CEO Facebook – Mark Zuckerberg: Tăng 35%
Giá trị vốn hóa thị trường: 303,33 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 78,58 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 106,22 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: +35%
Facebook đã là mạng xã hội lớn nhất thế giới trong nhiều năm, tuy nhiên Mark Zuckerberg mới chỉ thực sự đưa dịch vụ này lên một tầm cao mới trong năm 2015. Theo đó, Facebook vẫn kiếm tiền đều đặn từ các quảng cáo trên thiết bị di động. Nếu nhà đầu tư Marc Andreessen không bán đi gần hết cổ phần – khiến giá trị cổ phiếu của Facebook giảm mạnh hồi tháng 11 thì con số này có thể sẽ còn lớn hơn nhiều.
4. CEO Alphabet (Google) – Larry Page: Tăng 48%
Giá trị vốn hóa thị trường: 540 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 532,6 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 790,3 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: +48%
Trong năm 2015, Google đã có một nước đi táo bạo khi quyết định thành lập một công ty Cổ phần mới với tên gọi Alphabet và tách các bộ phận kinh doanh của Google thành các công ty con dưới quyền quản lý của công ty mới thành lập này. Chiếc ghế của ban lãnh đạo Google cũng có sự thay đổi, khi Larry Page rời bỏ, và Sundar Pichai là người kế nhiệm. Đây được đánh giá là sự thay thế hợp lý khi mà Pichai là người đã có những thăng tiến vượt bậc tại Google trong thời gian qua.
3. CEO NVIDIA – Jen-Hsun Huang: Tăng 66%
Giá trị vốn hóa thị trường: 18,12 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 20,13 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 33,39 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: +66%
Cùng với sự phát triển của công nghệ chơi game trên các thiết bị PC, NVIDIA dưới sự lãnh đạo của vị CEO người Trung Quốc cũng có những bước thăng tiến ngoạn mục trong năm 2015. Tuy nhiên, nhà sản xuất chip đồ họa cũng nên bắt đầu lo lắng cho tương lai, bởi thị phầnmáy tính PC vẫn đang “giảm dần đều” trong vài năm qua.
2. CEO Amazon – Jeff Bezos: Tăng 120%
Giá trị vốn hóa thị trường: 325,31 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 312,58 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 689,07 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: +120%
Vốn đã là gã khổng lồ trong lĩnh vực mua bán trực tuyến với ước tính 1/3 người sử dụng Internet toàn cầu kết nối qua cổng giao dịch mỗi ngày, nhưng Amazon vẫn chưa cho thấy dấu hiệu muốn dừng lại. Dưới sự lãnh đạo của CEO Jeff Bezos, Amazon tiếp tục đầu tư mạnh vào thị phần điện toán đám mây và video trực tuyến. Để rồi họ kết thúc năm 2015 với giá trị cố phiếu tăng hơn gấp đôi – đồng thời đánh bại cả những đối thủ cạnh tranh lớn như Wal-Mart Stores.
1. CEO Netflix – Reed Hasting: Tăng 137%
Giá trị vốn hóa thị trường: 51 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 2/1/2015: 49,15 tỷ USD
Giá cổ phiếu ngày 30/12/2015: 116,71 tỷ USD
Số phần trăm thay đổi: +137%
Trong bối cảnh người dùng ngày càng ưa chuộng bộ nhớ đám mây, và Cloud lên ngôi, thì rõ ràng ràng các phần cứng chuyên dụng không thể cạnh tranh với dịch vụ streaming trực tuyến về sự linh hoạt cũng như khả năng đáp ứng cho nhu cầu. Và trong những dịch vụ video-streaming hiện nay, thì Netflix vẫn đang dẫn đầu và sẽ nắm thế chủ động nhiều năm tới. Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng và sự tập trung vào một dịch vụ duy nhất, Netflix nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng so với các đối thủ cạnh tranh khác như CBS, Time Warner, Viacom.
Theo dantri.com.vn