Tinh Hoa

đang làm

 

Nhiều nền văn hóa bản địa, cổ đại đã sử dụng năng lượng và biểu tượng của thế giới tự nhiên như thứ dẫn đường và giáo dục con người.

Đối với nhiều bộ tộc, văn hóa các nước, hình ảnh động vật hoặc côn trùng mang ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ, 12 con giáp trong nền văn hóa Á Đông gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore dựa trên hình ảnh động vật. Và người Mỹ bản địa cũng vậy, họ tìm hiểu các đặc tính của động vật để học tập những phẩm chất tốt đẹp cho mình như: Sức mạnh, sự kiên nhẫn, trí thông minh và nhiều hơn nữa.

Trong đó, bướm là loài vật phổ biến trên toàn thế giới. Hiện có hơn 28.000 loài bướm được ghi nhận và 80% trong số đó tồn tại ở các vùng nhiệt đới. Mặc dù bướm mang nhiều biểu trưng riêng biệt tại các nền văn hóa khác nhau, nhưng nhìn chung loài vật này đại diện cho sự thay đổi và biến đổi.

Tại sao? Bởi vì bướm là một côn trùng. Nó bắt đầu cuộc sống của mình trong một hình thức này và kết thúc vòng đời trong một hình thức khác.

Cụ thể hơn, bướm được sinh ra trong hình dạng của sâu con. Sau đó, nó ngủ trong một cái kén và cuối cùng là tái gia nhập thế giới trong hình hài của loài côn trùng biết bay xinh đẹp.

 

Biểu tưởng bướm trong các nền văn hóa

Châu Á

Truyền thuyết kể rằng một chàng trai trẻ đã gặp được người con gái mà mình yêu thương, khi đuổi theo những con bướm bay vập vờn. Nó đã đưa chàng đến một khu vườn, nơi tình yêu bắt đầu được đâm chồi và phát triển. Vì vậy, trong văn hóa Trung Quốc bướm chính là đại diện của tình yêu.

Bướm cũng tượng trưng cho cuộc sống lâu dài. Bởi từ “bướm” trong tiếng Trung Quốc có phát âm tương tự là “70 năm”.

Người Mỹ bản địa

Người Mỹ bản địa tin rằng: Nếu bạn thì thầm điều mình mong ước với một con bướm, điều ước đó sẽ trở thành sự thực khi bướm cất cánh bay lên bầu trời.  

Người Mỹ bản địa ăn mừng sự đổi mới và thể hiện niềm hy vọng của mình cùng với điệu nhảy Fancy Shawl Dance (Điệu nhảy khăn choàng cánh bướm). Nó có nguồn gốc từ vũ điệu của loài bướm.

Cơ đốc giáo

Trong Cơ Đốc Giáo, bướm đại diện cho sự hồi sinh. Vì chúng được sinh ra dưới dạng sâu bướm và cuối cùng biến đổi thành loài bướm xinh đẹp.

Theo đó, bướm đã trở thành biểu tượng quan trọng trong ngày Lễ Phục Sinh.

 

Biểu tượng của bướm trong Cơ Đốc Giáo: Phục Sinh

Truyền thống Cơ Đốc giáo xem bướm là một biểu tượng của sự hồi sinh. Trong kinh Cựu Ước, chúa Jesu chết trên thập tự giá. Ông được chôn cất trong một ngôi mộ ba ngày và sau đó sống lại, mang đến niềm hy vọng cho sự sống sau cái chết.

Đối với các tín đồ Cơ Đốc Giáo, bướm là biểu tượng đặc biệt quan trọng trong lễ Phục sinh. Bướm có thể được xem là loài côn trùng “chết”, khi nó nằm yên trong cái kén của mình suốt thời gian dài. Nhưng cuối cùng nó sẽ hồi sinh và tận hưởng một cuộc sống mới.

Bướm chính là biểu tượng của những sinh vật siêu việt. Nó có khả năng vượt qua các giới hạn thông thường và bay thẳng lên trời. Trong nhiều vòng tròn tâm linh con bướm đại diện cho tinh thần hoặc linh hồn.

Biểu tượng bướm ở châu Á: Tuổi thọ và tình yêu

Trung Quốc có một truyền thuyết rằng: Một chàng trai trẻ đã đi vào vào vườn nhà của một quan lại. Hành động này của chàng được xem là phạm pháp, vì chàng là một dân thường.

Nhưng tại sao chàng trai lại mạo hiểm đi vào khu vực cấm này? Đó là vì anh đang mãi đuổi theo một con bướm xinh đẹp. Điều gì đã xảy ra? Một câu chuyện tình yêu bắt đầu từ đây. Khi này con gái của vị quan lại kia đã đem lòng yêu mến chàng trai và họ kết hôn với nhau.

Do đó, đối với người Trung Quốc, hai con bướm đang bay cùng nhau sẽ đại diện cho tình yêu.

Mặt khác, trong tiếng Trung từ bướm được phát âm là “hú-tiē” (蝴蝶), gần giống với một từ có nghĩa là 70 năm. Cho nên bướm còn tượng trưng cho cuộc sống lâu dài.

Ở Nhật Bản, bướm đại diện cho những thiếu nữ đầy hy vọng và niềm hạnh phúc hôn nhân.

 

Ý nghĩa của màu sắc loài bướm đối với người Mỹ bản địa

 

Truyền thuyết bướm của người Mỹ bản xứ: Sự đổi mới

Trong nền văn hóa của người Mỹ bản địa, họ tin rằng: Những con bướm có thể mang điều ước của một người đến với Đấng Tạo Hóa. Để làm được điều đó, bạn cần bắt một con bướm và thì thầm mong muốn của mình với nó. Sau đó thả con bướm lên trời.

Tại Mỹ, thả bướm vào cuối lễ cưới là hành hành động biểu tượng cho tình yêu. Nó thể hiện niềm tin vào một cuộc hôn nhân đầy hứa hẹn.

Một câu chuyện khác về loài bướm của người Mỹ bản địa có liên quan đến “những đứa trẻ không chịu bước đi”. Khi này để chúng có thể tự đi trên đôi chân của mình, người lớn đã ném các viên sỏi lên không trung.

Lúc các viên sỏi phân tán ra nhiều nơi, chúng biến thành nhiều con bướm xinh đẹp, đầy màu sắc. Nhìn thấy đàn bướm, bọn trẻ rất vui mừng và bắt đầu nhảy lên để đuổi theo chúng.

 

Điệu múa Fancy Shawl Dance (Vũ điệu khoăn choàng cánh bướm)

Một số người tin rằng điệu múa Fancy Shawl Dance thường được biểu diễn trong các nghi lễ. Nó có nguồn gốc từ vũ điệu của loài bướm. Điệu múa này kể về câu chuyện của một con bướm cái có người bạn đời đã bị giết trong trận chiến.

Con bướm vô cùng đau đớn. Nó đã quyết định bỏ đi đôi cánh xinh đẹp của mình và quấn mình trong một cái kén xấu xí, xám xịt. Bướm cái tự cô lập bản thân trong chiếc tổ của chính mình. Gia đình và bạn bè không ngừng khuyên nhủ nó, nhưng con bướm vẫn rất đau buồn.

Không muốn trở thành gánh nặng cho mọi người, nó đã mang theo đôi cánh chu du đến một nơi thật xa.

Khi đi qua cánh đồng và con suối, nó bước chậm rãi trên từng hòn đá với đôi mắt u buồn. Thế rồi đột nhiên nó nó phát hiện ra một hòn đá rất xinh đẹp, nhờ vậy mà trái tim vỡ nát của con bướm được chữa lành.

Với đầy lòng biết ơn và niềm vui cho cuộc sống mới, nó vươn vai bước ra khỏi cái kén của mình. Bướm cái mở rộng đôi cánh và bắt đầu nhảy múa.

Trở về sau chuyến hành trình, nó đã kể cho mọi người nghe về tất cả những gì đã diễn ra, cũng như bản thân mình đã được hòn đá chữa lành vết thương trong tim như thế nào.  

Trong lễ kỷ niệm của cả bộ lạc bướm, tất cả đã nhảy múa để chào mừng sự khởi đầu mới. Cho đến ngày nay, điệu nhảy bướm được thực hiện với những chiếc khăn choàng rực rỡ được gọi là Fancy Shawl Dance.