Tinh Hoa

Dân Trung Quốc tung ảnh đập vỡ iPhone để chống đối phán quyết về biển Đông

Tung ảnh đập iPhone đắt tiền thương hiệu Mỹ, công khai tẩy chay xoài của Philippines – Đó là cách mà một số người dân Trung Quốc trả đũa phán quyết về biển Đông trong những ngày qua.

Hình ảnh iPhone bị đập vỡ được chia sẻ trên mạng xã hội Weibo.

Vào ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, đã đưa ra phán quyết cuối cùng: Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”.

Điều này đã khiến vô số người dân nước này “phát điên”. Giống như mọi lần, họ chẳng thể ngồi yên trước phán quyết bất lợi cho mình. Và phản ứng đầu tiên của những người Trung Quốc “yêu nước” là tẩy chay sản phẩm đến từ các quốc gia có tranh chấp.

Sự thù hằn đã khiến lòng yêu nước trở nên mù quáng

Liên quan đến phán quyết về biển Đông lần này, sản phẩm chịu sự tẩy chay nặng nề chính là điện thoại iPhone của Mỹ và xoài có xuất xứ từ Philipppines.

Thậm chí, nhiều cư dân mạng còn khoa môi múa mép tuyên bố sẽ tẩy chay sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia ủng hộ phán quyết “đường lưỡi bò” của Tòa Trọng tài quốc tế với lý lẽ ,doanh thu từ các sản phẩm đó sẽ có thể được dùng để nuôi quân đội của “kẻ thù”.

Tờ Shanhaiist ngày 14/7 có trích một bài viết đang được chia sẻ mạnh trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc như sau:

“Tất cả chúng ta hãy bắt đầu chiến dịch tẩy chay từ ngày hôm nay. Đừng mua bất cứ sản phẩm nào nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Philippines.

Chúng ta cũng đừng du lịch tới các quốc gia đó. Tôi không thể ra mặt trận chiến đấu nhưng tôi quyết không trở thành một công dân ngu dốt đi ‘nạp đạn’ cho kẻ thù”.

Hình ảnh những chiếc Iphone bị đập nát xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Họ xem đây là “trào lưu” và thách nhau đập nát Iphone để thể hiện lòng yêu nước.

Một số người dùng mạng đa nghi đã thách đố những người dân theo phong trào “yêu nước” đập nát điện thoại iPhone, một sản phẩm rõ ràng có xuất xứ từ Mỹ, để thể hiện quyết tâm của mình.

Và kết quả trên mãng xã hội Trung Quốc tràn ngập những hình ảnh đập vỡ iPhone được chia sẻ để thể hiện lòng “yêu nước”.

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về độ chân thực của những bức ảnh “đập vỡ iPhone” nói trên. Thử hỏi, họ sao có thể đăng tấm ảnh iPhone bị đập vỡ từ một chiếc iPhone cơ chứ? Có gì đó không đúng ở đây và chính xác hơn là đó đều là những bức hình dối trá.

Những cư dân bớt cực đoan và thực tế hơn cho biết họ đã mất cả đống tiền để mua điện thoại iPhone nên chẳng có lý gì lại đem đập đi cả. Tuy nhiên, họ hứa sẽ không mua iPhone 7 sắp được Apple tung ra.

Bên cạnh điện thoại iPhone, một mục tiêu khác không thể thoát khỏi tầm ngắm của những người “yêu nước” tẩy chay chính là xoài của Philippines.

Những cửa hàng trước đây vẫn bán xoài nhập khẩu của Phillipine thì quay ngoắt sang kêu gọi tẩy chay sản phẩm của nước này.

Rất nhiều cửa hàng bán xoài trên Taobao (trang web thương mại điện tử nổi tiếng Trung Quốc) bắt đầu đăng quảng cáo nhấn mạnh sản phẩm của họ có xuất xứ Thái Lan hoặc là sản phẩm nội địa chứ không phải xoài của Philippines.

Những cửa hàng trước đây vẫn bán xoài nhập khẩu của Phillipines thì quay ngoắt sang kêu gọi tẩy chay sản phẩm của nước này. Cực đoan hơn, có hàng còn đăng tải thông điệp gia đình nào mua xoài của quốc gia này sẽ chết.

Sự kiện tẩy chay này nhắc chúng ta nhớ tới hàng loạt hành động không đẹp của người dân Trung Quốc khi Nhật quyết định quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku hay còn gọi là quần đảo Điều Ngư vào cuối năm 2012.

Xe ô tô thương hiệu Nhật Bản bị những người Trung Quốc cực đoan đốt sau quyết định của Nhật về quần đảo Điếu Ngư.

Để thể hiện lòng “yêu nước” mù quáng, một bộ phận dân Trung Quốc đã ra sức đập phá các nhà máy có vốn đầu tư Nhật Bản, xe ô tô do và hàng hóa do Nhật sản xuất.

Sự thiển cận trong suy nghĩ của một bộ phận những kẻ “yêu nước” cực đoan thể hiện qua hành động như tẩy chay, đập phá hàng hóa có xuất xứ từ những nước bị Trung Quốc coi như “kẻ thù”; trên thực tế đã phải trả giá bằng những tổn thất không nhỏ về kinh tế cho chính nước này.

Xem thêm: Trung Quốc: Mất tích khi đi bán thận để mua iPhone 6s

Theo Trí Thức Trẻ