Vào đầu những năm 1990, làng Trần Than, ở Giang Tô, Trung Quốc quyết định đào giếng, sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, các công nhân bắt đầu đào. Tuy nhiên, trong quá trình đào đã vô tình phát hiện ra một khe hở, tương đối sâu, dân làng phát hiện bên trong có nước chảy ra, còn có không ít gạch xanh.
Vì vậy dân làng cho rằng đó có thể là mộ cổ, liền tìm gặp các lãnh đạo phòng quản lý di tích văn hóa. Sau khi biết tin, các nhà khảo cổ học đã nhanh chóng đến hiện trường và bảo vệ nơi này. Sau nhiều ngày khai quật và nghiên cứu, họ xác nhận nơi lộ ra dòng nước đen là một ngôi mộ nghìn năm tuổi, có khả năng là mộ của Tư Mã Ý. Sau đó một nhóm mộ gồm 9 ngôi mộ dần dần lộ ra, được các chuyên gia khẳng định là hậu duệ của Tư Mã Ý.
Tuy nhiên, khi các chuyên gia chuẩn bị điều tra sâu hơn, họ phát hiện ra rằng nhiều ngôi mộ trong số này đã bị những kẻ trộm mộ đụng tay vào.
May mắn thay, vẫn còn một số di tích văn hóa chưa bị trộm mộ đánh cắp, những di tích văn hóa này cung cấp thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu của các nhà khảo cổ học. Thông qua những di vật này, các nhà khảo cổ có thể hiểu sâu hơn về Tam Quốc, và có thể có những khám phá đáng kinh ngạc khác.
Khi Tam Quốc lâm nguy, Tư Mã Ý được coi là nhân vật chủ chốt trong thời đại đó. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử cùng thời là vô cùng quan trọng. Vì vậy việc bảo vệ các di vật lịch sử còn sót lại này là rất trọng yếu. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có báo cáo phát hiện nào mới từ các di vật này.
Tử Vi (Theo Sound Of Hope)