Vòng đàm phán thương mại lần thứ 4 giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong 2 ngày 22 – 23/8 tại Washington DC. Dẫn đầu đoàn đàm phán Mỹ là Thứ trưởng Bộ Tài chính David Malpass, còn phía Trung Quốc do Thứ trưởng Bộ Thương mại Vương Thụ Văn dẫn đầu.
Giới quan sát cho rằng, cuộc đàm phán cấp thấp này không có kết quả, cũng không có tuyên bố kế hoạch hợp tác sau đó, điều này cho thấy viễn cảnh mờ nhạt của các cuộc đàm phán cấp cao hơn trong tương lai. Tranh chấp thương mại đã tiến vào thời kỳ bình thường hóa “đánh thuế quan lẫn nhau”.
Về nội dung cuộc đàm phán lần này, Reuter đưa tin, hai bên lại tiếp tục giằng co về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường.
Mỹ chỉ trích Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ là không công bằng với doanh nghiệp Mỹ
Reuters dẫn nguồn tin cho biết, nội dung trọng điểm của đàm phán tập trung vào vấn đề mang tính hệ thống của “Điều khoản 301” của Mỹ, đó là cáo buộc trước đây của Mỹ về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ và xâm phạm nền kinh tế Mỹ.
Đại diện phía Mỹ đưa ra án lệ của Công ty Micron, công ty này hồi tháng 7/2018 đã bị tòa án Trung Quốc tạm cấm bán sản phẩm chủ chốt là sản phẩm bán dẫn tại thị trường Trung Quốc, lý do được đưa ra là xâm phạm bản quyền của công ty United Microelectronics Corporation (UMC) của Đài Loan.
Tháng 12/2017, Micron đã có cuộc tố tụng dân sự tại bang California, cáo buộc UMC và công ty mạch điện Kim Hoa Phúc Kiến (Fujian Jinhua Integrated Circuit, JHCC) có sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc đã đánh cắp thiết kế và công nghệ chế tạo chip DRAM của Micron. Tháng 1/2018, tại Trung Quốc Đại lục, UMC lại chuyển thành nguyên cáo, tố cáo Micron xâm phạm bản quyền.
Trung Quốc tự khoác lác tuân thủ quy định WTO, Mỹ nói không thể khoanh tay đứng nhìn
Về vấn đề này, trong cuộc đàm phán, đại diện Trung Quốc một lần nữa nói chính quyền Bắc Kinh tuân thủ quy tắc của WTO. Tuy nhiên, luận điểm này không được phía Mỹ chấp thuận.
Reuters dẫn nguồn tin nói, phản ứng của Mỹ đối với vấn đề này là: “Khi anh làm trầm trọng tình trạng sản xuất dư thừa, tổn hại doanh nghiệp và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ không để ý WTO (sẽ như thế nào)”.
Đại diện Mỹ nói thêm: “Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn”.
Tâm thái của Trung Quốc muốn Mỹ nhượng bộ
Đại diện đàm phán của Trung Quốc đề xuất thị trường Mỹ thiếu sự tiếp cận đối với các sản phẩm thịt gà và đồ ăn nấu chín (thực phẩm đóng hộp) của Trung Quốc, đây là một phần của “kế hoạch trăm ngày” hồi năm 2017. Ý là, Bắc Kinh vẫn đang muốn Mỹ có một số nhượng bộ trong đàm phán.
“Trung Quốc vẫn bị kìm trong tâm thái muốn Mỹ nhượng bộ, nhưng lần này tại Washington điều này có thể không được”, một nhân sĩ sau khi nghe báo cáo ngắn gọn cuộc đàm phán nói.
Cuối cùng, giới quan sát cho rằng về phương diện đơn hàng mà hai bên dễ đạt được nhất (Trung Quốc tăng nhập khẩu sản phẩm Mỹ), lại không được nhắc đến trong cuộc đàm phán lần này.
Trong tình hình không có thời gian biểu để kết thúc cục thế thương mại đang rơi vào bế tắc, việc Mỹ thu thêm thuế quan trị giá 200 tỷ Đô la Mỹ (USD) đối với sản phẩm của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Chia sẻ với tờ “Tin tức Kinh tế Nhật Bản”, ông Scott Kenndy – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Vấn đề Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Vấn đề quốc tế Mỹ (CSIS) nói, 2 nước Mỹ và Trung Quốc tổ chức cuộc thương lượng các cấp khác nhau, nhưng cũng không thể ngăn chặn xu thế đối lập hiện nay, “nhiều nhất cũng chỉ có thể thông qua trao đổi để nắm vững lập trường của chính phủ 2 nước”.
Ông nói, chỉ cần kinh tế Mỹ không giảm tốc nhanh chóng, về cơ bản, Mỹ chắc chắn sẽ khởi động thu thuế quan đối với sản phẩm của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Suy đoán theo lịch trình thu thuế trước đó của Mỹ thì đợt đánh thuế quan đối với sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD của Mỹ sẽ có hiệu lực sớm nhất vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2018.
Theo Trithucvn