Cho rằng con người ngày nay có thể đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc và bị trói bằng dây rút nhựa bất cứ lúc nào, cựu đặc vụ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã hướng dẫn kỹ thuật đặc biệt để tự giải thoát khi bị trói bằng zip-tie.
Jason Hanson, cựu đặc vụ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cho rằng chúng ta ngày nay có thể đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc và bị trói bằng dây rút nhựa (zip-tie) bất cứ lúc nào. Để đối phó với tình huống này, Hanson hướng dẫn những kỹ năng đơn giản để giúp chúng ta thoát khỏi dây rút trói tay chỉ trong vài giây, theo Brightside.
Khi bị đối phương trói tay bằng dây rút nhựa, Hanson khuyên mọi người cần bình tĩnh nắm rõ các điểm yếu của dây rút. Thứ nhất, các loại dây rút nhựa có kích thước cố định, không thể thu nhỏ trong quá trình thoát ra. Nếu bị trói bắt chéo tay ở phía trước, chúng ta có thể tìm cách rút tay ra khỏi dây.
Nếu không rút được tay ra, chúng ta phải dựa vào điểm yếu tiếp theo của dây trói rút là loại dây này có thể bị đứt dưới tác động mạnh.
Quy trình thoát khỏi dây trói gồm ba bước. Đầu tiên, đặt tay ở phía trước, càng xa cơ thể tốt càng tốt và giữ chặt cẳng tay hết sức. Điều này giúp tạo ra áp lực cần thiết cho việc giật đứt dây. Tiếp đó là chuyển nút khóa. Hãy cố gắng xoay nút khóa của dây rút để nó nằm chính giữa hai bàn tay.
Bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất, nâng tay lên cao, đột ngột thu hai tay xuống và giật mạnh sang hai bên. Có thể đập dây rút vào bảng, cạnh bàn, đầu gối… mục đích chính là tạo ra lực tác động lớn vào một vị trí nhỏ, tăng tối đa khả năng đứt dây.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù có vẻ phức tạp nhưng ngay cả một đứa trẻ cũng có thể làm chủ được phương pháp này. Kỹ thuật cũng hiệu quả với tay bị trói bởi băng keo. Tay bị trói sau lưng sẽ khó khăn hơn một chút, nhưng vẫn có thể thoát bằng phương pháp này.
Theo vnexpress