Trái Đất đã trải qua rất nhiều sự biến đổi mà con người không hề hay biết và nó sẽ còn tiếp tục thay đổi như thế nào nữa trong tương lai…
#1 Nơi nóng nhất và lạnh nhất
Nơi nóng nhất trên trái đất là đô thị Al ‘Aziziyah ở Libya nhiệt độ từng có lúc lên đến gần 58 độ C vào ngày 13/12/1922. Còn nơi lạnh nhất là Nam Cực với nhiệt độ -73°С, trong đó vào 21/7/1983 tại Trạm nghiên cứu Vostok do Liên Xô cũ thành lập nhiệt độ hạ thấp đến cực điểm là -89.2°С.
#2 Tồn tại đại dương ngầm trong lòng đất
Các nhà khoa học đã phát hiện bên dưới lòng đất khoảng 410-660km đang có tồn tại một đại dương ngầm, nhờ vào chất ringwoodite mà họ tìm thấy ở lớp phủ của Trái Đất, nhiệt độ và áp suất của nguồn nước này là rất cao, đồng thời số lượng của nó là đủ để đổ đầy gấp 3 lần tất cả các đại dương trên bề mặt Trái Đất.
#3 Trái Đất đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng
Trái đất đã thay đổi rất nhiều, vào năm 1978 hình ảnh Trái Đất hiện lên giữa không gian là đẹp và trong xanh, còn hiện tại màu sắc của nó bao phủ màu xám xịt.
#4 Phần lớn Trái Đất là oxy và sắt
Phần lớn sắt (90%) đều nằm trong phần lõi của Trái Đất, trong khi phần vỏ Trái Đất là nơi chứa nhiều oxy nhất (47%).
#5 Ngày đang dần trở nên dài hơn
60 triệu năm về trước, một ngày trên Trái Đất chỉ có 21,9 tiếng đồng hồ. Vì Trái Đất đang giảm dần tốc độ quay, khoảng 0,07 giây/100 năm, nên một ngày cũng trở nên dài hơn.
#6 Cực từ Trái Đất có thể đảo chiều
Kể từ khi Trái Đất được hình thành cho đến nay, nó đã trải qua nhiều lần đảo chiều cực từ, từ bắc thành nam và ngược lại. Lần cuối cùng là từ 10 triệu năm về trước, và có lẽ nó sẽ xảy ra tiếp trong tương lai, nhưng không ai biết là khi nào và nguyên nhân do đâu.
#7 Trái Đất quay rất nhanh
Tốc độ quay quanh trục của nó là 1.600km/h, còn tốc độ quay quanh mặt trời là 108.000km/h. Bởi vì Trái Đất quay liên tục và với tốc độ đồng đều, và tất cả những gì trên đó, kể cả chúng ta, cũng quay theo, nên chúng ta không thể nào cảm nhận được nó đang quay, chỉ khi nào nó đột ngột dừng lại thì chúng ta mới biết.
#8 Lực hấp dẫn không đồng đều
Vì Trái Đất không có dạng hình cầu tròn vo, chỗ lồi chỗ lõm, nên lực hấp dẫn mỗi nơi cũng mỗi khác, có chỗ mạnh có chỗ yếu.
#9 Chúng ta từng có đến hai mặt trăng
Khoảng 4,6 triệu năm về trước, Trái Đất đã từng có hai vệ tinh, đó là mặt trăng hiện tại và một mặt trăng thứ hai. Mặt trăng này có đường kính khoảng 1.200km và có cùng quỹ đạo với mặt trăng hiện tại. Vì có kích thước nhỏ hơn nên khi hai mặt trăng này va vào nhau, mặt trăng thứ hai đã bị phá hủy. Đó cũng là lý do vì sao hai mặt của mặt trăng hiện tại lại khác nhau đến thế.
#10 Trái Đất từng có màu tím
Từ thời xa xưa, cây cỏ trên hành tinh này sử dụng một chất có tên là retinal để hấp thụ ánh sáng chứ không phải chất diệp lục. Chất retinal này hoạt động dễ dàng trong môi trường thiếu oxy của thời kỳ đó, nó hấp thu ánh sáng màu xanh lá cây và phản chiếu màu đỏ và tím, vì thế cây lá thời đó có màu tím.
#11 Mặt trăng cũng có động đất
Cũng giống như trên Trái Đất, mặt trăng cũng có động đất, dù không mạnh và thường xuyên như ở hành tinh chúng ta. Chúng được gây ra bởi lực thủy triều từ Trái Đất và mặt trời, và thiên thạch rơi.
#12 Chúng ta mới chỉ đào được một phần nhỏ của bề mặt Trái Đất mà thôi
Các nhà địa chấn học tin rằng phần lõi trong cùng của Trái Đất rất cứng, còn phần lõi bên ngoài thì mềm và lỏng hơn. Nằm kế tiếp với phần lõi ngoài là một phần có tên gọi là lớp phủ hoặc quyển manti, có độ sâu khoảng 30-2.900km. Tuy nhiên, lỗ sâu nhất mà con người từng đào được chỉ là 12,3km, tại lỗ khoan Kola ở Nga.
Theo daikynguyenvn