Bà Lưu Bồi Chí gần đây đã đệ đơn kiện hình sự đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, để khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
Bà Lưu, 43 tuổi, ở thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông, đã cáo buộc Giang tội vô trách nhiệm, phỉ báng, bỏ tù phi pháp và tước đoạt quyền tự do của công dân. Bà yêu cầu bồi thường một triệu Nhân dân tệ để bù đắp lại những tổn thất kinh tế và đau khổ tinh thần trong những năm bị chính quyền cộng sản giam giữ, chỉ bởi bà từ chối từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công.
Bà Lưu bị bắt giữ tại nhà vào ngày 19/03/2009 và bị giam giữ hơn một năm. Bà đã bị bức thực khi tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ phi pháp.
Bà lại phải tiếp tục chịu đựng khi bị kết án ba năm rưỡi tù sau đó vì thực thi quyền được tu luyện Pháp Luân Công theo đúng Hiến pháp. Các lính canh đã cấm bà ăn và ngủ, và tiến hành tẩy não qua việc cưỡng ép bà phỉ báng Nhà sáng lập Pháp Luân Công bất chấp ý nguyện của bà.
Trong lúc bị tù giam, mẹ bà đã chết vì đau buồn còn con gái nhỏ của bà liên tục bị chế nhạo tại trường vì là “con của một phạm nhân”.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai y kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật là “Phòng 610” vào ngày 10/06/1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.
Theo Minh Huệ