Cái “cúi chào” của người Nhật: Sự hòa quyện văn hóa truyền thống cổ xưa trong thời hiện đại

19/02/19, 14:02 Đọc & Suy ngẫm

Cúi chào được xem là hành động đẹp trong văn hóa của người Nhật. Mặc dù là đất nước sở hữu vô số công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, nhưng nhiều nét văn hóa truyền thống cổ xưa ở xứ sở Mặt Trời mọc vẫn không bị lãng quên mà còn được thực hành rộng rãi.

cúi chào của người Nhật. Ảnh 1
Cái cúi chào của người Nhật mang nhiều ý nghĩa văn hóa tốt đẹp. (Ảnh: Shutterstock)

Lòng tự trọng cũng như sự tôn trọng người khác có lẽ là điều dễ thấy nhất trong văn hóa Nhật Bản. Một minh chứng cho điều này hiển nhiên là thói quen ‘cúi chào’.

Cúi chào trong tiếng Nhật được gọi là ‘ojigi’. Đây là một trong những cách chính để người Nhật thể hiện sự sự đánh giá cao và tôn trọng lẫn nhau, được dùng để chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi hoặc thỉnh cầu giúp đỡ.

Cúi chào có 5 kiểu

Tùy thuộc vào tình huống, độ tuổi người đối diện và môi trường khác nhau, chẳng hạn như nơi làm việc, gia đình, ngoài đường phố… Cũng giống như nhiều nước châu Á, Nhật Bản là một xã hội phân cấp. Và cử chỉ cúi đầu chào là yếu tố quan trọng để hiểu cách mọi người tương tác với nhau. Cấp độ cúi người càng thấp càng thể hiện sự tôn trọng hay biết ơn trước người đối diện.

cúi chào của người Nhật. Ảnh 2
(Ảnh qua archidev)
  • Gật đầu nhẹ

Đây là kiểu chào đầu tiên, thường dùng trong trường hợp chào hỏi bạn bè, những người trẻ tuổi hơn hoặc cấp dưới ở công ty.

  • Eshaku

Đây là kiểu cúi chào ở cấp độ cao hơn và phổ biến nhất. Ở kiểu này, người ta cúi đầu và mình xuống khoảng 15 độ. Người ta thường khẽ cúi đầu và chào kiểu “Eshaku” khi tình cờ gặp nhau hoặc khi gặp cấp trên.

  • Keirei

Đây là kiểu cúi chào chính thức được dùng để thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, ông chủ hoặc khi gặp gỡ khách hàng. Ở kiểu Keirei, người ta sẽ cúi người thấp xuống khoảng 30 độ.

  • Saikeirei

Đây là kiểu chào trang trọng nhất khi người chào cúi gập người 45 độ. Cách chào này dùng để thể hiện sự kính trọng hoặc biết lỗi sâu sắc, thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, hay trước Thiên Hoàng.

cúi chào của người Nhật. Ảnh 3
(Ảnh qua todaiedu.com)
  • Dogeza

Cách này được dùng khi chào hỏi một người có cấp bậc rất cao hay khi một người phạm sai lầm nghiêm trọng và phải xin lỗi. Đôi khi kiểu chào ‘Dogeza’ được dùng khi thỉnh cầu điều quan trọng từ ai đó.

Ý nghĩa và nguồn gốc của văn hóa cúi chào

Kỳ thực, khom lưng, cúi chào hành lễ là một loại hình thức lễ tiết lâu đời nhất có nguồn gốc từ Trung Hoa. Loại lễ tiết này ra đời vào thời nhà Thương với ý nghĩa chủ yếu là để thể hiện sự cung kính và nhún nhường trước người khác. Khi hai người gặp nhau sẽ dùng hình thức “khom lưng, cúi người” để diễn tả và bày tỏ sự tôn kính của bản thân với đối phương.

cúi chào của người Nhật. Ảnh 4
Kiểu chào ‘Dogeza’. (Ảnh: Shutterstock)

Cuốn “Nghi lễ – Sính lễ” thời Xuân Thu Chiến Quốc có ghi chép lại rằng, vào thời ấy, mọi người khi tham gia tất cả các loại lễ mừng đều phải cử hành nghi lễ “cúi đầu”. Đến đời nhà Đường thì “cúi đầu” đã trở thành một lễ tiết phổ biến, ai ai cũng biết và đều hành lễ cúi chào. Từ trẻ em đến người lớn tuổi đều hiểu rõ ý nghĩa và nghi thức của việc “khom lưng, cúi đầu”.

Trong thời phong kiến ở Nhật Bản, việc không cúi đầu hoặc thậm chí cúi chào không đúng cách với một samurai hoặc vua chúa có thể bị tử hình ngay tại chỗ. Tất nhiên, những hình phạt như vậy ngày nay không còn tồn tại, nhưng nét văn hóa cần cúi đầu đúng cách vẫn còn tồn tại.

Ngày nay, việc hành lễ “cúi đầu” đã được lưu truyền rộng rãi tại các nước phương đông. Đặc biệt tại Nhật Bản và Hàn Quốc, người dân đều được giáo dục phép tắc này ngay từ nhỏ. Trong mọi hoàn cảnh ở xã hội Nhật Bản, cúi đầu chào là một phần thiết yếu trong giao tiếp của người Nhật. Chẳng hạn khi băng qua đường, người đi bộ kể cả trẻ em đều cúi đầu trước người lái xe đang đợi họ đi qua như một biểu hiện của lòng biết ơn.

Nghi thức giao tiếp này cho thấy người Nhật đã hòa quyện tuyệt vời đức tính tôn trọng của người xưa vào xã hội hiện đại và phát triển nó thành một nét văn hóa đặc sắc giúp con người sống có chuẩn mực, biết kính trên, nhường dưới, biết cảm ơn và có nền tảng để phát triển phẩm cách cao đẹp.

Kỳ thực không nói đâu xa, người Việt trước kia cũng từng rất trọng “Lễ” như thế. Người lớn đi đường gặp nhau cúi đầu chào, trẻ con ngoan ngoãn lễ phép. Nhưng ngày nay nét văn hóa ấy ở ta đã dần mai một không còn là bao.

cúi chào là văn hóa của người Nhật. Ảnh 5
Đi đường cúi đầu chào, trẻ con biết lễ độ, người Việt Nam đã từng rất trọng “Lễ”. (Ảnh: Tonkin)

Người xưa quan niệm rằng “Tiên học lễ, hậu học văn”, con người phải được giáo dục lễ nghĩa, đạo đức trước tiên thì lớn lên mới trở thành người có giáo dưỡng. Vì vậy, người xưa rất coi trọng nghi lễ “cúi chào” này, bởi vì “cúi đầu” không phải chỉ là một động tác đơn thuần mà còn thể hiện phẩm chất đạo đức của một người!

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x