Baalbek tự hào với những khối đá khổng lồ vừa khít hoàn hảo nối với nhau tạo thành một trong những công trình cổ đại bí ẩn lớn nhất hành tinh, và nếu trên Trái Đất từng tồn tại công nghệ cổ đại tiên tiến thì các cự thạch đó chắc chắn là bằng chứng còn sót lại.
Tàn tích Baalbek có tên gọi là Đền Jupiter nằm ở miền Đông Lebanon, cách thành phố Beirut, trong thung lũng của Beqaa, gần biên giới với Syria, 86 km về phía Đông Bắc.
Theo các chuyên gia, quay lại gần 10.000 năm trước, nơi đây là một thành phố cổ được đặt tên theo thần Ba’al. Truyền thuyết Phoenicia cho rằng Baalbek là vị trí ban đầu thần Ba’al đến Trái Đất trong thời cổ đại.
Tuy nhiên, thực tế không ai có thể chắc chắn địa điểm cổ đại này đã tồn tại bao lâu. Nhiều người tin rằng Baalbek đã hơn 10.000 năm, thậm chí có thể đến 20.000 năm, là một trong những nơi lâu đời nhất trên hành tinh.
Công trình cổ đại này gồm một cái sân rộng lớn được xây cất trên nền đất rộng mà ngày nay vẫn còn 3 bức tường khổng lồ ngăn đỡ. Những bức tường ngăn này được hình thành từ 27 khối đá vôi, với kích thước lớn hơn bất kì khối đá vôi nào có thể được tìm thấy trên thế giới. Mỗi khối đá nặng ít nhất là 300 tấn, đặc biệt trong đó có 3 khối đá nặng hơn 800 tấn nổi tiếng với tên gọi “Đại Tam Thạch” (Trilithon).
Sự hùng vĩ của “điện thờ” khổng lồ này đã khiến các học giả không thể hiểu được làm thế nào hay tại sao nó được dựng lên, và rằng việc con người nguyên thủy vào hàng ngàn năm trước sử dụng các công cụ thời Đồ Đồng sớm để vận chuyển, cắt và đặt khối đá lớn như vậy vào vị trị mong muốn nghe có vẻ khó tin.
Gần lối vào phía nam của Baalbek là một mỏ đá, nơi đá được khai thác cho đền thờ. Không có bất kì dấu vết nào về một con đường hay lối vận chuyển có thể được tìm thấy giữa mỏ đá và ngôi đền.
Ngoài ra, tại khu vực mỏ đá còn có một tảng đá nguyên vẹn đã được xử lý lớn nhất Trái Đất. Nó có tên là “Tảng Đá Thai Phụ” (Stone of the Pregnant Woman) ước tính nặng 1650 tấn, với kích thước 21,5m x 4,8m x 4,2m. Với kĩ thuật ngày nay, phải cần 24 cần cẩu hạng nặng mới có thể chỉ nhấc nó lên được, nhưng di chuyển nó là điều không tưởng.
Điều này cũng nêu ra câu hỏi về cách thức vận chuyển những khối đá tảng 800 tấn tới địa điểm xây dựng, nếu chúng từng thật sự được vận chuyển.
Các nhà khảo cổ đã đưa ra giả thuyết rằng hàng ngàn người đàn ông, với công nghệ đơn giản như gậy và đá, đã tham gia xây dựng và vận chuyển các khối đá khổng lồ. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại phản bác điều này khi nói rằng, theo toán học thì điều này không thể xảy ra. Vậy nếu không có công nghệ hiện đại như chúng ta ngày nay thì người cổ đại đã xây dựng điện thờ đó bằng cách nào?
Nhiều người cho rằng việc thiếu tài liệu tham khảo về việc xây dựng Đền Jupiter thậm chí khiến nó càng đáng ngờ hơn. Họ đặt câu hỏi rằng tại sao không có bất cứ hồ sơ nào cho biết thông tin về những người xây dựng? Tại sao một công trình lớn như vậy lại không có tài liệu tham khảo?
Có một liên kết bị mất lớn khi nói đến Baalbek. Phải chăng tàn tích này do một nền văn minh cổ đại sở hữu công nghệ tiên tiến xây dựng nên? Công nghệ mà bây giờ đã bị mất? Một công nghệ mà thậm chí có thể giúp tạo ra nhiều công trình cự thạch khác trên khắp hành tinh?
Hiện tất cả câu hỏi trên vẫn chưa có lời giải đáp, các nhà nghiên cứu vẫn đang nổ lực tìm ra câu trả lời cho bí ẩn này.
Iris, theo Ancient Code