Suốt nhiều thập kỷ qua, cái chết của Adolf Hitler đã đi vào lịch sử thế giới như một sự kiện gắn liền với sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn tin cho thấy rằng Hitler không hẳn đã chết vào thời điểm đó.
Những phút cuối đời của trùm phát xít Đức Adolf Hitler vẫn là đề tài gây tranh cãi với nhiều giả thuyết trái ngược được đưa ra. Từng có những phỏng đoán cho rằng Hitler không hề tự sát vào năm 1945 mà thậm chí còn ung dung sống ở Argentina nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Tờ “Daily Star” của Anh năm 2017 từng đưa tin, một cụ ông 128 tuổi ở Argentina đã “đầu hàng” và tự nhận mình là Hitler. Cụ ông nhập cư từ Đức nói rằng ông đến Argentina năm 1945 với một tấm hộ chiếu có tên Herman Guntherberg, do mật vụ Đức quốc xã (Gestapo) làm giả.
Cảnh sát Liên bang Argentina sau đó dựa trên những gì Herman nói, đã tìm thấy một kho đồ tạo tác của Đức Quốc xã ở trong một ngôi nhà ở Beccar, Buenos Aires. Đây có lẽ là kho của cải lớn nhất của Hitler được tìm thấy trong lịch sử nước này.
Khi được hỏi vì sao lại lộ diện sau hơn 70 năm lẩn trốn, cụ ông 128 tuổi trả lời rằng ông quyết định như vậy bởi cơ quan mật vụ Israel – Mossad, đã chính thức từ bỏ chính sách truy lùng tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã vào năm 2016.
Trong suốt hàng chục năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mossad đã bắt giữ nhiều nhân vật liên quan đến Đức Quốc xã lẩn trốn ở Nam Mỹ. Vụ bắt giữ Adolf Eichmann năm 1960, một trong những người giúp phát xít Đức chế tạo khí độc Zyklon-B, là ví dụ điển hình nhất.
Cụ ông Herman cho biết, ông sẽ xuất bản cuốn tự truyện để khôi phục hình ảnh của mình: “Tôi đã bị gắn cho rất nhiều tội ác mà thực tế tôi không gây ra khiến hơn nửa cuộc đời tôi phải chạy trốn người Do Thái và tôi cũng đã chịu trừng phạt. Tôi được mô tả như một người xấu vì chúng tôi đã thua trong cuộc chiến đó. Khi mọi người đứng ở phía tôi trong câu chuyện đó, họ sẽ thay đổi cách họ nghĩ về tôi”, cụ ông này nói.
Vợ ông Herman, bà Angela Martinez, người đã sống với ông trong 55 năm qua nói rằng chồng mình có thể là một cựu quân nhân của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, bà cho rằng ông có lẽ không phải là Hitler và có thể “chứng mất trí nhớ” đã khiến ông tuyên bố như vậy.
Cho đến nay, cái chết của Hitler vẫn được cho là điều bí ẩn, ngay cả khi các cận vệ quân Đồng minh khẳng định đã tận mắt chứng kiến cái chết của trùm phát xít này. Hiện giả thuyết về việc Hitler còn sống sau năm 1945 vẫn được lan truyền, đa số vẫn không tin vào khả năng Hitler đã tự sát một cách dễ dàng vào tháng 4/1945.
Theo các nguồn tin chính thống, vào ngày 30/4/1945, khi biết tin đồng minh phát xít người Italy, Benito Mussolini bị hành quyết, Hitler và người tình Eva Braun đã cùng uống thuốc độc cyanide tự sát ngay trong phòng khách dưới boongke, Hitler còn dùng súng bắn vào đầu mình. Trên thực tế, có nhiều giả thuyết khác nhau về cái chết của Hitler vào thời điểm đó.
Ví dụ, các tài liệu được giải mật của quân đội Mỹ cho thấy việc Hitler tự sát trong boongke là một tuyên bố đối ngoại của Hồng quân Liên Xô, ngay cả bản thân Stalin cũng không tin rằng Hitler đã chết. Thống tướng Lục quân Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower, người sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, cũng hoài nghi về cái chết của trùm phát xít này.
Nguyên soái Georgi Zhukov, người chỉ huy Hồng Quân Liên Xô tiến vào Berlin và là người gần hiện trường nhất, từng kể lại rằng có một xác chết cháy đen được đưa ra khỏi boongke vào thời điểm đó, nhưng không thể xác định được thân phận. Cuối cùng, cái xác được cho là của Hitler thông qua cái đầu của nó. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để chứng minh rằng đó chính là Hitler, bởi Hitler có tới 14 thế thân, và cái xác có thể là 1 trong số đó.
Năm 1945, khi một sĩ quan Liên Xô cho nha sĩ xem hộp sọ của Hitler, ông ta nhận ra một số chiếc răng giả mà ông đã làm cho Hitler. Tuy nhiên, ông đã lật lại tuyên bố này trong một cuộc trò chuyện với nhà văn người Đức Maazel vào năm 1972. Ông chỉ ra rằng bản thân không thể chắc chắn rằng đó là hộp sọ của Hitler, và trợ lý của ông cũng đưa ra nhận định tương tự.
Phòng thí nghiệm Tội phạm học Moscow sau đó cũng xác định, những vết máu để lại trên ghế sofa khi Hitler tự sát cho thấy đó không phải là máu, mà là một chất lỏng có màu tương tự. Nhóm máu trên cái xác cháy đen được cho là của Hitler cũng không khớp với nhóm máu thật của Hitler.
Ngoài ra, kể từ sau khi trùm phát xít được cho là chết trong boongke tới nay, FBI nhiều lần nhận được thông báo về việc Hitler xuất hiện ở đâu đó trên thế giới.
Theo Sputnik, tài liệu mật của cục tình báo Mỹ (CIA) cho biết, vào năm 1955, lãnh đạo Đơn vị Bán cầu Tây (WHD) của tổ chức này nhận được một thư báo mật có chủ đề “Chiến dịch: Adolf Hitler”.
Người đứng đầu đơn vị này tại Venezuela khẳng định đã nhận được thông tin bất ngờ rằng một thập niên sau khi trùm phát xít được cho là tự tử tại Fuhrerbunker (Berlin, Đức), trên thực tế Hitler vẫn sống ở Argentina. Nguồn tin có mật danh CIMELODY được một người bạn là cựu binh sĩ của quân đội phát xít Đức Phillip Citroen tiết lộ.
Citroen khẳng định đã gặp Hitler cách đó một tháng tại Colombia, trong khi ông di chuyển từ Maracaibo với vai trò nhân viên của công ty tàu thủy Hoàng gia Hà Lan. Kẻ được cho là Hitler lúc đó mang tên giả Adolph Schuttlemayer. Citroen khẳng định, ông đã chụp ảnh với Hitler và trong bức thư gửi tới WHD có kèm theo một bức ảnh.
Người này khẳng định Hitler đã rời Colombia tới Argentina vào khoảng tháng 1/1955 đồng thời nói thêm rằng, 10 năm sau khi chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, đồng minh không thể truy tố Hitler là tội phạm chiến tranh.
Tháng 7/2016, tác giả Abel Basti đã công bố bản sửa đổi của cuốn “Hitler sống lưu vong”. Tác giả này nói, Hitler đã đào tẩu sang Argentina, sống ở đây 10 năm, rồi chuyển tới Paraguay dưới sự bảo trợ của nhà độc tài người Đức Alfredo Stroessner. Theo Basti, Hitler chết vào 3/2/1971 ở Paraguay.
Về câu chuyện của cụ ông Herman, dư luận cho rằng việc ông có hộ chiếu giả và những đồ lưu niệm của Đức Quốc xã vào thời đó, chứng tỏ rằng ông không nói dối. Hiện tại ông đã 128 tuổi, ở cái tuổi này mà dùng những lời lẽ như vậy để lừa dối thế giới thực sự là không hợp lý. Cho dù hôm nay ông ấy [Hitler] có xuất hiện trở lại, thử hỏi còn ai đi thẩm phán một ông lão đã đến tuổi xế chiều như vậy. Tin rằng thời gian trôi qua, sự thật cuối cùng cũng sẽ được sáng tỏ.
Tuệ Tâm (Theo SOH)