Bằng tất cả sự nỗ lực và đam mê với hội họa, bà Vương Trần Minh Châu đã cho ra rất nhiều tác phẩm độc đáo, điều đặc biệt ở đây, là các tác phẩm của bà được thể hiện lên bất kể đồ dùng gì trong nhà.
Không khó để nhìn thấy các bức tranh sơn dầu được vẽ trên vải, nhưng thấy chúng được vẽ trên các đồ dùng nhà bếp, ghế, khăn tay, túi xách và các đồ gia dụng khác thì quả không tầm thường chút nào.
Hãy xem video sau của họa sĩ Vương Trần Minh Châu:
Sinh năm 1927 tại vùng quê Đài Nam, thuộc miền nam Đài Loan, bà Vương Trần Minh Châu từng là giáo viên tiểu học ở quê nhà. Sau khi chuyển đến thành phố Đài Bắc vào những năm 1960 vì sự nghiệp của chồng, bà rất muốn học nhiều thứ mới trong thủ đô này như làm bánh, may mặc, cắm hoa và làm tóc.
Cuối cùng, bà điều hành một thẩm mỹ viện ở Đài Bắc trong khoảng 10 năm vào thập niên 70. Người ta tin rằng bà là một trong những thợ làm tóc đầu tiên giới thiệu kiểu tóc hình nấm của Audrey Hepburn đến Đài Loan. Bà từng được mệnh danh là “bác sĩ tóc” vì đã phục hồi được tóc hư tổn cho khách hàng của mình.
Sau khi thẩm mỹ viện đóng cửa vì lý do gia đình, bà bắt đầu vẽ tranh sơn dầu để thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ và cảm giác sâu lắng trong trái tim và tâm trí mình. Một ngày vào năm 1987, khi tham dự một cuộc triển lãm tranh cùng với chồng, bà đã bị thu hút bởi một trong những tác phẩm của bậc thầy nổi tiếng người Trung Quốc Hoàng Quân Bích (1898-1991).
Vì chồng bà không đồng ý mua bức tranh đắt tiền đó, nên bà đã nãy ra ý tưởng đi học vẽ. Bà nhanh chóng đăng ký một lớp học vẽ tranh sơn dầu do chính quyền thành phố Đài Bắc tổ chức. Sau đó để thỏa niềm đam mê, bà còn tham dự các lớp học vẽ trong khoảng 4 năm để nâng cao kỹ năng của mình.
Bằng cách này, bà bắt tay vào hành trình vẽ tranh sơn dầu của mình. Bên cạnh các tranh vẽ sơn dầu trên vải, bà còn vẽ trên các tấm thớt cũ, chảo rán, ghế, khăn tay, túi xách và đồ dùng nhà bếp khác chỉ để cho vui.
Tuy nhiên, bà vô cùng bất ngờ khi các bức tranh của mình đã gây ấn tượng mạnh với nhiều người thân và bạn bè. Họ đã mang chúng về trưng trong nhà mình. Được truyền cảm hứng từ những phản hồi tích cực của mọi người, bà càng dành nhiều thời gian hơn cho việc vẽ tranh.
Đầu năm 2017, một họa sĩ trẻ làm việc cho một phòng tranh ở Đài Bắc đã rất ấn tượng sau khi thấy những bức tranh của bà Châu trên Facebook. Thông qua những nỗ lực của nghệ sĩ trẻ này, bà Wang Chen đã tổ chức cuộc triển lãm tranh đầu tiên tại Legends Digital Services Corp. Ở Đài Bắc từ ngày 1/11 đến ngày 31/12 năm 2017.
Trong các tác phẩm của buổi triển lãm, tác phẩm có tựa đề “Cảnh hoàng hôn trên quê hương”, đã thu hút rất nhiều người xem. Là một nhân chứng trong Thế chiến II và giai đoạn khắc nghiệt của chế độ thiết quân luật ở Đài Loan, bà Wang Chen đã dùng các nét vẽ để thể hiện cảm xúc sâu sắc của mình lên bức tranh. Nó mô tả sự hoài cổ về những ngày tươi đẹp trên quê hương của những con người xa xứ.
Tựa đề của bức tranh là một bài hát nổi tiếng của người Đài Loan, được chuyển thể từ tiếng Nhật, với một giai điệu da diết. Trong bức tranh, có một số ngôi nhà cổ nằm ở giữa cánh đồng lúa mì, nơi người dân đang làm ruộng cần cù dưới 25 cái Mặt trời.
Mặc dù đã rất lớn tuổi, nhưng bà Vương Trần Minh Châu vẫn say mê học thêm các kỹ thuật vẽ khác nhau, như chủ nghĩa hiện thực, mô phỏng và trừu tượng.
Khoảng 4 năm trước, bà gặp một nghệ sĩ địa phương, người này đánh giá rất cao tài năng của bà. Ngay sau đó, bà bắt đầu học các kỹ thuật vẽ ngẫu nhiên từ anh. Bà hiện đang vẽ các bức chân dung tự họa chính mình và nói rằng đó sẽ là kỷ niệm đáng nhớ cho gia đình bà.
Vương Trần Minh Châu tâm sự rằng vẽ tranh đã thực sự làm phong phú thêm cuộc sống của bà, và bà sẽ tiếp tục sáng tạo ra nhiều tác phẩm hơn nữa. Bà nhấn mạnh rằng tất cả số tiền thu được từ việc bán tranh sẽ được quyên góp cho các tổ chức từ thiện và các nhóm dân tộc thiểu số.
Bà Vương Trần Minh Châu là một ví dụ sinh động về niềm đam mê học tập suốt đời và thái độ tích cực đối với cuộc sống. Thêm vào đó, tấm lòng thiện lương rộng lớn của bà sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho mọi người và chắc chắn sẽ được nhiều người nhớ đến.
Bảo Long, theo visiontimes