Vào ngày 25/6, miền Đông Congo đã đánh dấu kết thúc chính thức đối với dịch Ebola nguy hiểm thứ hai từ trước đến nay, khiến 2.280 người thiệt mạng chỉ trong gần 2 năm bùng phát. Dịch bệnh càng trở nên khó kiểm soát khi có sự quấy nhiễu từ phiến quân vũ trang và sự nghi ngờ của cộng đồng đã phá hoại lời hứa về vaccine phòng bệnh mới.
Tuy nhiên, cột mốc đánh dấu kết thúc dịch bệnh hôm 25/6 cũng bị lu mờ, bởi những thách thức y tế to lớn mà Congo vẫn đang đối mặt: Đại dịch sởi lớn nhất thế giới, mối đe dọa gia tăng của COVID-19 và dịch Ebola mới ở miền Bắc Congo.
“Chúng tôi vô cùng tự hào vì đã giành chiến thắng trước dịch bệnh kéo dài trong một thời gian lâu như vậy,” Tiến sĩ Jean-Jacques Muyembe, người điều phối phản ứng Ebola quốc gia và nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển phương pháp điều trị mới cho căn bệnh xuất huyết từng một thời không thể chữa khỏi.
Thông báo chấm dứt dịch bệnh ban đầu được đặt ra cho tháng 4, nhưng một trường hợp nhiễm bệnh khác đã xuất hiện chỉ 3 ngày trước khi thông báo không có Ebola được dự kiến công bố. Điều đó đã khởi động lại thời gian chờ đợi thêm 42 ngày cần thiết, trước khi tuyên bố tương tự như vậy có thể được thực hiện.
Dịch bệnh Ebola bắt đầu hoành hành vào tháng 8/2018, và đã đặt ra thách thức chưa từng có đối với Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế Congo, và các nhóm viện trợ quốc tế, một phần vì đây là dịch Ebola đầu tiên bùng phát ở khu vực có xung đột. Các nhóm vũ trang của khu vực này nguy hiểm đến mức việc tiêm chủng chỉ có thể được thực hiện với các đội ngũ y tế nhỏ lẻ, đến bằng trực thăng.
Nhưng phần lớn rủi ro đối với bệnh viện và nhân viên y tế đều đến từ cộng đồng, người dân thường tức giận vì sự hiện diện của người ngoại quốc, và số tiền phải chi cho Ebola, có nhiều người đã chết vì những “thủ phạm” giết người lâu năm khác như sốt rét. Một số người nghi ngờ dịch bệnh là một kế hoạch chính trị, một lý thuyết phát triển sau đó, khi Tổng thống Joseph Kabila hủy bỏ cuộc bầu cử quốc gia ở các khu vực bị dịch Ebola gây ảnh hưởng.
Chỉ một vài năm trước đó, dịch Ebola ở Tây Phi đã giết chết hơn 11.000 người, vì tại thời điểm đó không có vaccine hoặc thuốc điều trị được cấp phép. Cho đến khi dịch bệnh bùng phát ở miền Đông Congo, lúc đó không chỉ có một mà là tới 2 loại vaccine thử nghiệm mới, vốn có thể ngăn chặn dịch bệnh giết chết khoảng một nửa nạn nhân.
Tuy nhiên, sau hơn 20 năm xung đột, sự mất lòng tin của nhân viên y tế chính phủ và những người bên ngoài khác ở miền Đông Congo là cực kỳ cao. Nhiều người dân ban đầu hoàn toàn từ chối tiêm vaccine, vì lo sợ nó sẽ gây hại cho họ.
Các lựa chọn điều trị mới cũng đưa ra lời hứa và nhóm hỗ trợ y tế ALIMA, thậm chí còn phát triển một phương pháp để bệnh nhân cảm thấy ít bị cô lập hơn. Một phòng điều trị có màn trong suốt cho từng bệnh nhân cho phép người thăm bệnh vẫn nhìn thấy người thân của họ đang được điều trị. Tuy nhiên, nỗi sợ cái chết trong cô độc đã khiến nhiều người không đến các cơ sở y tế, cho đến khi quá trễ để cứu chữa.
Cuối cùng, hai loại vaccine thử nghiệm khác nhau đã được cung cấp ở miền Đông Congo, một loại được sản xuất bởi Merck, loại còn lại do Johnson & Johnson sản xuất. Những các vaccine này sau đó đã nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý, và hiện tại dự kiến sẽ được sử dụng lại ở tỉnh phía Bắc Congo, nơi một ổ dịch mới đã cướp đi 11 mạng sống. Khu vực đó cũng từng xuất hiện một ổ dịch vào năm 2018, khiến 33 người thiệt mạng trước khi nó được kiểm soát.
Với sự xuất hiện của COVID-19, các đội ngũ y tế ở miền Đông Congo một lần nữa đang cố gắng thuyết phục người dân, về một loại virus mà họ chưa bao giờ nghe thấy trước đây, nhưng nó vẫn có thể dễ dàng giết chết họ. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát dịch COVID-19 trong khu vực này là rất nhỏ, nhưng những thách thức của Ebola vẫn gây khó khăn cho việc xét nghiệm và điều trị, đối với những người sống trong khu vực có phiến quân vũ trang kiểm soát.
Tuy nhiên, một số người hy vọng khu vực có thể vượt qua sự càn quét của virus Corona, người dân ở đây đã có ý thức giữ khoảng cách xã hội. Trường học và nhà thờ Hồi giáo đã được trang bị bộ dụng cụ rửa tay.
“Ebola đã thay đổi văn hóa của chúng tôi. Bây giờ, tôi đến gặp chú của mình nhưng chúng tôi không được bắt tay. Trong văn hóa của chúng tôi, điều đó được coi là thiếu tôn trọng, nhưng bây giờ chúng tôi không có lựa chọn nào vì sức khỏe là trên hết”, Esaie Ngalya nói, đồng thời cho biết người bà của cô đã chết vì virus.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)