Tỏi là một loại gia vị có rất nhiều công dụng tốt trong phòng ngừa và chữa bệnh, bởi trong tỏi có rất nhiều chất kháng sinh. Tuy nhiên, cần phải biết sử dụng tỏi đúng cách để tránh gây hại trong một vài trường hợp.
Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của tỏi và cách sử dụng
Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ungthư nguy hiểm.
Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
Trong y học,tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi đển ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.
Cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi:
1. Cảm cúm
– Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày.
– Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
2. Đầy bụng, khó tiêu
– Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
– Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
3. Ho, viêm họng
– Tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đãngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnhho mãn tính.
Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
4. Thấp khớp, đau nhức xương
– Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Tiểu đường
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
6. Huyết áp cao, tụ huyết khối
10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.
7. Tỏi chống ung thư
Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.
Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.
8. Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan…
Các nhà nghiên cứu đã tiến hànhcác công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
– Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
– Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
8. Đặc tính sát khuẩn
Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).
9. Giảm sưng tấy; chữa vết thương do muỗi đốt
Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.
10. Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh
Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter – các nhà khoahọc vừa phát hiện.
Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter – lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy.
Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộ cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.
Các công dụng khác
Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan.
Lưu ý: không dùng Tỏi trong trường hợp bạn đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay thuốc hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái đường).
Một số trường hợp, người dân không nên sử dụng tỏi để tránh gây hại như:
– Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ như: thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm… Cụ thể, tỏi khi kết hợp với thịt gà dễ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc, ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu…
– Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt, những người thị lực yếu cũng được khuyên không nên ăn tỏi vì trong tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt.
– Không ăn tỏi nếu mắc các bệnh về gan do loại củ này có vị cay, tính nóng, dễ gây kích thích mạnh, nên người mắc bệnh gan, nhất là bị nóng gan ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
– Không ăn tỏi khi đang bị đi tả. Khi người bị đi tả ăn tỏi, nhất là tỏi sống, chất allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
– Không ăn tỏi khi đói bụng: Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm với các loại thực phẩm khác rất dễ bị loét dạ dày do trong tỏi có chất allicin dễ dẫn đến nóng trong dạ dày.
– Không nên ăn quá nhiều tỏi: Nhiều người cho rằng tỏi tốt cho sức khỏe nên ăn càng nhiều càng tốt nhưng thực tế tỏi là một loại gia vị cay nóng, ăn quá nhiều dễ dẫn tới các tổn thương về dạ dày, thận, tổn thương khí huyết… dẫn tới chán ăn, mệt mỏi… Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.
Chúc Di (t/h)