Nội dung của bài tiểu luận được cất giấu bí mật hàng thập kỷ của người anh hùng vĩ đại thời chiến, cố Thủ tướng Anh, Wiston Churchill đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Bài tiểu luận dài 11 trang được viết vào năm 1939, có tựa đề “Có phải chúng ta cô đơn trong vũ trụ?”. Từ hàng thập kỷ trước, ông Churchill đã dự đoán đúng về số lượng của những ngôi sao tồn tại trong vũ trụ.
Hơn thế nữa, ông cũng đã xác định một cách chính xác tầm quan trọng của nước đối với sự tồn tại của người ngoài hành tinh, một trong những dẫn chứng quan trọng để các nhà khoa học tìm ra sự sống của người ngoài hành tinh hiện nay.
Không giống như nhiều chính trị gia hiện đại, Winston Churchill có một mối quan tâm đặc biệt với khoa học và những điều chưa được khám phá.
Lật lại một vài tài liệu bị lãng quên trong khoảng 40 năm trước, có thể thấy chính trị gia người Anh đã có mối quan tâm sâu sắc đến việc nghiên cứu vũ trụ và ông cũng chắc chắn rằng có những nền văn minh tiên tiến khác tồn tại ở một nơi nào đó trong vũ trụ và loài người không phải là loài thông minh duy nhất trong vũ trụ này.
Điều thú vị là những tài liệu mới được giải mật cũng xác nhận rằng, năm 1952, Thủ tướng Churchill đã ra lệnh giữ bí mật những báo cáo về UFO để tránh gây hoảng loạn đối với công chúng.
Ngoài việc là 1 chính trị gia, 1 nhà sử học và 1 phát ngôn viên xuất sắc, cố Thủ tướng Wiston Churchill (1871-1965) còn có những bước lấn sâu vào khoa học.
Trong một bài luận, chưa từng được công bố trước đó, được viết vào thời gian trước khi bùng nổ Thế chiến II, chính trị gia người Anh đã từng đề cập đến sự rộng lớn của vũ trụ và sự tồn tại của hàng triệu ngôi sao cùng với hành tinh và những điều kiện chúng cần có để duy trì sự sống.
“Tôi không đủ kiêu ngạo khi nghĩ rằng Mặt trời của chúng ta là duy nhất trong hệ hành tinh của chúng ta”, Wiston Churchill viết. Bài tiểu luận của Churchill được xây dựng dựa trên nguyên lý Copernic – 1 ý tưởng, cho chúng ta thấy sự to lớn phức tạp của vũ trụ, và thật khó có thể nghĩ rằng con người trên Trái đất là duy nhất và đơn độc.
Điều thú vị là, vài năm trước khi chúng ta tìm kiếm ra nước trên Sao Hỏa ngày nay, Churchill đã dự đoán chính xác “Vùng có sự sống”, ông viết: “Sự sống có thể tồn tại duy nhất tại nhiệt độ giao nhau giữa điểm băng giá và điểm sôi của nước”.
Bài luận được chuyển đến Bảo tàng Quốc gia Churchill ở Fulton, Misouri năm 1980, nơi nó được khai quật bởi giám đốc bảo tàng và công bố trên tạp chí Nature.
Bài tiểu luận của Churchill kết luận, sao Hỏa và sao Kim có nhiều khả năng là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta có khả năng duy trì sự sống. Churchill loại bỏ khả năng những hành tinh ở phía ngoài, quá lạnh hoặc quá nóng. Trong khi đó Mặt trăng và nhiều hành tinh có trọng lực quá yếu để có những hành tinh con.
Bài viết kết thúc bằng một sự lưu ý tích cực: “Với hàng trăm ngàn tinh vân, mỗi cái chứa hàng chục triệu Mặt trời, với sự chênh lệch là to lớn như vậy sẽ thì việc có một số lượng khổng lồ những hành tinh tồn tại sự sống sẽ không phải là điều không thể”.
Theo Ancient-code