Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố một cơn sóng khổng lồ cao hơn tòa nhà 6 tầng, phá kỷ lục thế giới với dữ liệu được ghi nhận từ một phao tự động.
Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết, làn sóng lịch sử này được ghi nhận bởi một phao tự động ở Bắc Đại Tây Dương giữa Iceland và Anh vào Tháng 2/2013, và giờ đây các nhà khoa học cuối cùng đã có thể xác định được chiều cao của bức tường nước này là 19m.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi đo được một làn sóng cao đến 19m, đó là một kỷ lục đáng chú ý”, trợ lý Tổng thư ký WMO, Wenjian Zhang nói.
Theo Ủy ban khí hậu của WMO, đây là cơn sóng có chiều cao lớn nhất được đo bằng phao.
Họ cho biết hiện tượng này do một frông lạnh (rìa của khối khí lạnh) rất mạnh tạo sa sức gió lên đến 81,1 km trong khu vực.
Làn sóng này vượt qua kỷ lục cơn sóng năm 2007 cao 18,275 m và cũng xảy ra ở Bắc Đại Tây Dương.
Bắc Đại Tây Dương là nơi xuất hiện nhiều cơn sóng khổng lồ vì hệ thống gió và áp suất khí quyển nơi đây có thể tạo ra những cơn bão nhiệt đới dữ dội, đôi khi được mô tả như những “quả bom thời tiết”.
Những quả bom này có xu hướng di chuyển trên cao của Bắc Đại Tây Dương, kéo dài từ phía Đông bờ biển Canada lên vùng biển phía Nam Iceland, giáp với bờ biển phía Tây của Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, cơn sóng 19m này vẫn là kỷ lục thế giới được đo bằng phao. Còn một danh mục riêng cho chiều cao kỷ lục sủa sóng được đo bằng tàu.
Và kỷ lục của hình thức đo bằng tàu thậm chí còn cao hơn, đó là một làn sóng thẳng đứng cao 29,05 m được phát hiện bởi một con tàu nghiên cứu hải dương học của Anh (RRS Discovery) vào năm 2000. Và một lần nữa, làn sóng này cũng xảy ra ở Bắc Đại Tây Dương.
Theo Science Alert