Lâu nay, nhiều người vẫn lo sợ ‘bị ung thư’ mỗi khi ăn cơm thừa hoặc đồ ăn thừa. Tuy nhiên, thông tin đó có thực sự chính xác không, và phải hiểu sao cho đúng về vấn đề này?
Cho dù là đi ra ngoài ăn cơm, hay ăn cơm ở nhà nấu, chúng ta thường xuyên không thể không tránh né đồ ăn thừa, cơm thừa. Cảm thấy tiếc, nhưng giữ lại để sau ăn thì lại lo lắng sẽ sinh ra các hợp chất nitrit gây hại, thậm chí lo lắng sẽ dẫn đến ung thư.
Như vậy, đồ ăn thừa, cơm thừa có thể sinh ra các loại hợp chất nitrit gây ung thư sao? Rốt cuộc thì làm như thế nào để có lợi cho sức khỏe đây?
Loại thực phẩm nào chứa hợp chất nitrit?
Nitrit hay NO2– là hợp chất của Nito được hình thành trong quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ. Nitrit có nhiều trong các loại dưa muối, thịt, nước giếng bị ô nhiễm và cá loại rau bị hư hỏng thối rữa.
WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đề xuất “5 nội dung chủ yếu về an toàn thực phẩm”. Trong đó lời khuyên thứ tư là: Các loại đồ ăn chín không nên để quá 2h ở nhiệt độ phòng, phải kịp thời để lạnh (tốt nhất dưới 5℃), không nên để trong tủ lạnh quá 3 ngày, cơm thừa và đồ ăn thừa không nên đun nóng quá 1 lần. Các món ăn từ rau xanh còn thừa để ở nhiệt độ phòng qua đêm, tốt nhất không ăn nữa. Bởi vì ở điều kiện nhiệt độ phòng, trong đồ ăn thừa sẽ sinh ra lượng vi khuẩn lớn. Trong đồ ăn vi khuẩn quá nhiều, là nhân tố không an toàn. Những vi khuẩn này cũng chuyển đổi nitrate thành nitrite, khiến hàm lượng nitrit tăng lên rất nhanh, đây là một nhân tố không an toàn khác.
3 loại đồ ăn thừa này nhất định phải chú ý:
1. Rau dưa tốt nhất không nên để thừa
Rau quả từ phân bón và đất mà hấp thụ nitrat, sẽ từ từ bị vi khuẩn đưa về dạng nitrit gây ung thư. Ngoài ra, vitamin trong các loại rau dưa, sau khi được hâm đi hâm lại nhiều lần thì hầu như không còn. Vì vậy, cho dù là thức ăn chay sạch hoặc món rau trộn cũng không nên để thừa.
2. Hải sản không đáng để lại
Hải sản để qua đêm thì hương vị ban đầu hoàn toàn biến mất, bởi vậy tốt nhất nên ăn hết.
3. Các sản phẩm từ đậu nành bảo quản cũng khó
Nhiệt độ mùa hè vốn phù hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, trong khi các loại thức ăn từ đậu chứa nhiều nhiều thành phần protein và dinh dưỡng, giống như một môi trường để vi sinh vật sinh sôi. Bởi vậy các loại đồ ăn từ đậu nhất định phải ăn hết trong ngày.
Cơm thừa, đồ ăn thừa có khả năng gây ung thư?
Các chuyên gia cho rằng: ung thư dạ dày, ung thư trực tràng là không liên quan trực tiếp đến ăn thức ăn thừa. Ung thư là kết quả của nhiều yếu tố, đóng vai trò quyết định không phải là thức ăn thừa, mà là do các khiếm khuyết di truyền và các yếu tố khác.
Cần cù tiết kiệm là phẩm chất tốt của người phương Đông. Còn trong xã hội người phương Tây thì phổ biến cho rằng, ăn hết thức ăn trên đĩa, cũng là một loại văn hóa giáo dưỡng. Còn một điều cần lưu ý chính là, để tránh hoặc trì hoãn sự xuất hiện của ung thư, thì kiên trì một lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng.
Theo NTDTV