Một lăng mộ cổ được phát hiện trong đợt trùng tu lớn nhất của ngôi chùa Long Tuyền nổi tiếng. Các nhà khảo cổ Sơn Tây đã rất bất ngờ khi tiến hành khai quật ngôi mộ có tuổi thọ hàng nghìn năm, nó thật sự khác biệt với những ngôi mộ mà họ từng nhìn thấy. Ở đây có tới 5 lớp vật liệu chính lần lượt từ ngoài vào trong là: đá, gỗ, đồng, bạc, đặc biệt trong cùng là chiếc quan tài bằng 100% vàng thật.
Chiếc quan tài quý giá được khai quật vào thời điểm hơn 10 năm trước ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Sau khi được đưa lên, các chuyên gia không mở nắp quan tài ngay mà họ bắt đầu tìm hiểu những thông tin liên quan đến hiện vật này trước.
Chúng ta luôn biết rằng, từ lâu, người dân thời xưa thuộc giới quý tộc giàu có rất coi trọng việc mồ mả, chôn cất. Nhưng với trường hợp này, nguyên một chiếc quan tài được chạm khắc lộng lẫy, tinh tế và toàn bộ được đúc bằng vàng thật thì chắc hẳn chủ nhân của nó là một người có gia thế hiển hách, giàu có. Sau khi tham khảo nhiều tư liệu liên quan, các chuyên gia nhận định rằng chiếc quan tài này có thể còn chứa một mối liên hệ nào đó với văn hóa tín ngưỡng.
Vì vậy, các chuyên gia và nhà khảo cổ học thực sự mong muốn sẽ tìm ra được danh tính của chủ nhân chiếc quan tài. Để phục vụ cho công tác, họ đã thử tiến hành kiểm tra và tìm cách mở quan tài. Nhưng hiện vật thiết kế theo cách muốn mở nắp thì phải tháo chiếc nơ lụa đỏ đặc biệt buộc trên quan tài.
Và chiếc quan tài này đã có niên đại hàng nghìn năm ròng, thế nên nếu dải lụa đỏ bị mở thì chắc chắn nó sẽ hư hỏng. Tấm lụa đỏ cũng sẽ mất đi giá trị lịch sử nghìn năm tồn tại.
Vốn rằng trong quá trình khai quật, vấn đề các cổ vật bị hư hại do thời gian là điều rất phổ biến. Những di vật có tuổi thọ hàng nghìn năm luôn ở sâu trong lòng đất, khi đưa lên trên dù được bảo quản rất kỹ cũng thường không thể thích nghi với điều kiện ánh sáng và không khí trên mặt đất.
Vì điều này nên dù rất tò mò nhưng các nhà khảo cổ học vẫn chưa mở nắp chiếc quan tài vàng sau 10 năm khai quật, sợ rằng không chỉ tấm lụa đỏ mà ngay cả những gì liên quan cũng sẽ bị hư hại, mất đi giá trị to lớn của chúng.
Họ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ hiện vật, vì trước kia, khi việc khai quật còn thô sơ và khoa học – công nghệ chưa phát triển, đã có rất nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra gây tiếc nuối mà không gì có thể bù đắp. Nếu không thật sự cần thiết thì họ sẽ không mở nắp quan tài để tìm hiểu chủ nhân bên trong và những di vật chôn cùng.
Nếu chưa tìm được phương pháp an toàn mà bất chấp mở quan tài thì đây chính là hành động hủy diệt lịch sử, làm mất đi giá trị to lớn của di tích.
Nhưng để trả lời cho sự thắc mắc, tò mò khó lý giải lâu nay, các nhà khảo cổ vẫn luôn tìm cách khám phá bên trong quan tài một cách phù hợp với sự trợ giúp của khoa học, công nghệ đặc biệt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả.
Mạch Khê (t/h)