Tinh Hoa

Cô bé Iran cưỡi xe đạp tham gia Ride2Freedom để bảo vệ tự do

Ghazal Taevanei nói bất kỳ ai có quyền tự do tín ngưỡng đều nên giúp đỡ người khác có được nó.

Những đại sứ toàn cầu, Ghazal Tavanael từ Iran và Annie Chen, người Mỹ tham gia Ride2Freedom tập hợp tại Lawrence, Kan, vào ngày 26/06/2015. (Chris Jasurek/Epoch Times)
Ghazal Tavanaei với người đại diện tiểu bang Illinois là  LaShawn Ford vào ngày 3/7/2015. Hành trình đi xe đạp Ride2Freedom bao gồm đi qua các tiểu bang và gặp gỡ những người đại diện của địa phương. Ghazal Tavanaei gặp đại diện tiểu bang Illinois là LaShawn Ford vào ngày 31/07/2015 của Ride2Freedom. (Ảnh: Chris Jasurek/Epoch Times)
Ghazal Tavanaei (mặc áo hồng) thiền định với những người đi xe đạp tham gia Ride2Freedom khác vào ngày thứ 30, 30/7/2015.(Chris Jasurek/Epoch Times)
Ghazal Tavanei, thành viên trong hành trình Ride2Freedom đến từ Iran, đưa dấu hiệu hòa bình trong khi Anahita Pasdar, cha của cô đi theo làm trợ lý cho cuộc hành trình đi xe đạp 3.000 dặm. (Chris Jasurek/Epoch Times)
Ghazai Tavanaei và Sara Almaraz của Ride2Freedom thực hiện nhiệm vụ của mình trên đường phố trung tâm thành phố Lawrence, Kansas nói với người đi xe đạp địa phương về nhiệm vụ của họ, vào ngày 27/6/2015. (Cat Rooney/Epoch Times)

Cô ấy có thể trải qua kỳ nghỉ hè với không khí mát mẻ thoải mái ở Dubai, nhưng thay vào đó Ghazal Tavanaei, 21 tuổi, đã chọn Ride2Freeom để thay thế. Cô và những bạn trẻ khác đã đạp xe từ Los Angeles đến New York để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nhóm dự định giải cứu 5 đứa trẻ mồ côi, hậu quả của cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Theo bức thư ngỏ của nhóm gửi Tổng thống Barack Obama, “Ride2Freedom là một nhóm gồm 20 thanh niên đại diện cho 16 quốc gia đã tham gia vào cuộc đi xe đạp 3.000 dặm trên khắp nước Mỹ nhằm mục đích giải cứu trẻ em mồ côi do cuộc đàn áp Pháp Luân Công“, đó là một môn khí công rèn luyện thân và tâm bao gồm các bài tập và thiền định, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. “Các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục bị bỏ tù, tra tấn và sát hại vì niềm tin của họ“, theo lá thư. “Thậm chí tệ hơn là, con cái của những học viên bị mất nhà cửa và bị bỏ rơi, không có ai chăm sóc“.

Tavanaei đến từ Iran. Gia đình cô đã chuyển đến Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất khi cô được 11 tuổi. Cô đã bị xúc động bởi ý nghĩa của Ride2Freedom. Cô nói lúc đầu cô không nghĩ mình sẽ có thể tham gia vào hành trình này. “Tôi biết về dự án trước đó trên Instagram“, cô nói. “Tôi tìm thấy những ý tưởng rất ý nghĩa và tuyệt vời“.

Một nguyện ước giúp đỡ

Tất cả những người đi xe đạp chia sẻ những niềm mong ước tương tự, theo Tavanaei. “Chúng tôi muốn mang lại tự do tín ngưỡng cho Trung Quốc, những người hành xử theo Chân Thiện Nhẫn. Chúng tôi muốn thu hút sự quan tâm chú ý đối với vấn đề này nhiều hơn“.

Nhóm đã nói chuyện với nhiều người trên đường, được cơ quan lập pháp nhà nước vinh danh, tổ chức nhiều cuộc họp báo, viếng thăm nhiều trạm cảnh sát, về nhà với sự hộ tống của cảnh sát, có một gian hàng tại lễ hội, những bài phát biểu, thông tin cập nhật và những câu chuyện được đăng lên phương tiện truyền thông xã hội. Họ sẽ tổ chức một cuộc biểu tình ở Washington DC vào ngày 17 và đề nghị có một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ. Họ sẽ phát biểu tại Liên Hợp Quốc.

Tôi chỉ muốn nói rằng hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi. Chúng tôi cất lên tiếng nói của họ“, Tavanaei nói. “Chúng ta phải lên tiếng cho họ, để mọi người có thể nhận thức, có thể biết rằng một cuộc diệt chủng đang diễn ra, và rồi tất cả mọi người sẽ đứng lên“. Cô nói rằng phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ mạnh mẽ và mọi người có thể giúp đỡ bằng cách viết bình luận ủng hộ Ride2Freedom trên Facebook, Instagram, Twitter và các nền tảng khác.

Mỹ là một nơi đặc biệt

Đối với cô, Mỹ là một nơi đặc biệt. “Bởi vì Mỹ là mảnh đất là tự do tín ngưỡng, ngôn luận, thông tin, vì đây là nền tảng của đất nước, tôi mong muốn các nhà lãnh đạo cùng tất cả mọi người cùng ủng hộ tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc“. Đối với cô, không quan trọng là một người đến từ nước nào. “Chúng ta đều là anh chị em“, cho dù từ Iran, Argentina, Mỹ… “Nếu chúng ta đang được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, thì với ai đó không có nó, chúng ta nên giúp đỡ họ đạt được điều ấy“.

Cô không biết rằng cô có thể lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Công theo cách này. Cuộc gặp gỡ này là một sự tình cờ

Vào giữa Tháng 5, cô và cha cô đã đi đến New York để tham dự Pháp hội Tâm đắc thể hội quốc tế, và sau đó họ có một “chuyến rong chơi” khắp nước Mỹ.

Chuyến đi dự kiến kết thúc vào ngày 1/6. “Sau khi chuyến du ngoạn của tôi kết thúc, tôi xin cha cho tôi tham gia Ride2Freedom. Ông vui mừng lắm“, Tavanaei nói.

Nó chắc hẳn phải là sứ mệnh của tôi!” Tavanaei nói với một nụ cười.

Bởi vì vừa mới tốt nghiệp, Tavanaei có thể có thời gian tự do thoải mái. Cô theo học chuyên ngành sản xuất phim ảnh và báo chí, và làm một số công việc sản xuất tự do. Cô cũng phụ công việc kinh doanh của cha mình ở Iran.

Chúng ta nên trân trọng những khoảnh khắc này“, Đại sứ Ride2Freedom trẻ đến từ Iran là Ghazal Tavanaei chia sẻ.

Một trong những người tham gia hành trình đạp xe phải nhận được giấy phép du lịch đặc biệt. “Nhiều bạn tham gia vẫn đang học trung học hay thậm chí trẻ hơn. Khi trường học của họ nhận ra tầm quan trọng của dự án, thầy cô đã để cho họ đi. Lúc đầu rất nhiều trong số chúng tôi đã làm bài tập về nhà và giúp nhau học“, vào ban đêm trong khi đang cắm trại, sau chuyến đi cả ngày, Tavanaei nói.

Mỗi người đã dạy cho tôi một điều gì đó mới“, Tavanaei nói. “Tôi cảm thấy các bạn rất dễ gần. Tôi thấy các bạn ấy như là anh chị em của mình. Chúng tôi phải trân trọng khoảnh khắc này“.

Nói về những khó khăn trong hành trình, cô bé chia sẻ, do bản thân đến từ Trung Đông, nên ít khi phải đối mặt với thời tiết lạnh, do đó lúc vượt gió lạnh qua dãy núi Rocky đối với cô là “khá khó khăn”. Trước giờ cô chưa làm điều gì như thế. “Cắm trại, trong những con đường mòn và các khu rừng“, khác với cuộc sống xa hoa ở Dubai. Tuy nhiên, luôn có những điều thú vị xen lẫn khó khăn. “Sau khi bạn vượt qua được những trở ngại bạn sẽ quay đầu nhìn lại và cười“.

Quan điểm thể hiện trong bài viết là những ý kiến của tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tinh Hoa Net. 

Thanh Phong, dịch từ The Epoch Times