Bất chấp việc có thể bị ĐCSTQ bắt giữ và bức hại, bà Jan Becker, từng là á quân Olympic Tokyo 1964, vẫn nhất định đến quảng trường Thiên An Môn, để lên án cuộc đàn áp tàn bạo của chính quyền Trung Quốc trong suốt 18 năm qua. Hãy cùng xem câu chuyện về người phụ nữ phi thường này.
“Vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà cuộc đời của tôi đã được kéo dài thêm mười mấy năm nay, nhờ đó tôi có thể chứng kiến con cái trưởng thành, có thể nhìn thấy cháu của mình. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã không thể sống được tới bây giờ”, Jan Becker, vận động viên bơi tự do người Australia đoạt huy chương bạc tại thế vận hội Olympic Tokyo năm 1964 nói.
Bà Becker, năm nay 73 tuổi, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) được 19 năm cho biết, bà biết việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. ĐCSTQ tuyên truyền bịa đặt, bôi nhọ Pháp Luân Công cả trong và ngoài Trung Quốc, họ còn mua chuộc cả chính phủ các nước khác, bà cho biết.
Bà Jan Becker từng là người bị bệnh nguy kịch vô phương cứu chữa, và chính Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho bà cuộc đời thứ 2, bà không thể dùng lời nào để diễn tả được sự cảm kích và lòng thành kính của mình đối với Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã cùng với các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc cùng nhau phản bức hại, nói rõ sự thật về cuộc đàn áp cho những người xung quanh, không ngừng nghỉ cho đến tận hôm nay.
Hồi sinh nhờ Pháp Luân Đại Pháp
Đoạt huy chương bạc Thế vận hội Olympic, trong mắt mọi người thì phải là người có một sức khỏe cường tráng, nhưng thực tế Becker từ nhỏ đã có rất nhiều bệnh. Khi đến tuổi trung niên, bà mắc bệnh lao phổi, bệnh phong rất nặng, các bác sĩ đã kết luận không thể cứu chữa. Thời điểm đó bà Becker đi lại vô cùng khó khăn, bà biết mình chẳng sống được bao lâu nữa, những người thân xung quanh cũng đã dần dần chấp nhận sự thật này.
Tuy nhiên trong năm 1998, một người bạn đã đưa cho bà mượn cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, và nói bà hãy đọc nó. Thế nhưng, Becker từ trước đã là một người không thích đọc sách, bà nhìn thấy cuốn sách khá dày, nên cũng không muốn mở ra xem thử. Người bạn thấy bà thờ ơ, liền mở video các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp cho bà xem, và bà Becker đã tập luyện theo video này. Becker cười kể lại: “Tôi là một vận động viên, nên hứng thú với việc luyện công hơn đọc sách rất nhiều. Hồi còn đi học tôi học cũng khá, nhưng cũng rất lười đọc sách”.
Vì trong lúc luyện công, Becker cảm nhận được nguồn năng lượng rất lớn mạnh, nên sau 3 tháng bà đã bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, và cuốn sách đã làm bà thực sự xúc động. Bà cảm thấy việc chiểu theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” trong cuốn sách để hành xử trong lời nói, việc làm và cuộc sống của mình là vô cùng hữu ích. Từ đó, sức khỏe Becker cũng nhanh chóng hồi phục.
“Thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tứ chi của tôi trở lên linh hoạt hơn, đặc biệt tôi có thể cảm nhận được năng lượng bên dưới hông của tôi, thân thể nhẹ nhàng hơn. Rồi cuối cùng tôi cũng có thể ngồi song bàn 1 tiếng đồng hồ, đây là những trải nghiệm vô cùng mỹ hảo”. Từ đó về sau, bà Becker đã không phải uống thuốc, cũng không phải đến bệnh viện nữa.
Trước khi nghỉ hưu, Becker có mười mấy năm kinh nghiệm làm việc về lĩnh vực quản lý nhân sự. Thời đó trước lúc đi làm, hầu như ngày nào bà cũng ra công viên luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công, đồng nghiệp và sếp của bà đều chứng kiến điều thần kỳ của Pháp Luân Công, vì thế đều rất ủng hộ bà tu luyện.
Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, Becker cũng làm việc hiệu quả hơn rất nhiều, bà luôn hoàn thành tốt công việc cũng như quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Chính vì thế, Becker đã nhận được sự tín nhiệm của cả công ty. “Thông qua tu luyện tôi đã biết cách khai thác tư duy của mình, tôi luôn cố gắng dùng tâm thái thiện lương để đối đãi với mọi sự việc. Cấp trên cũng biết tôi tận tâm với công việc, nên đã rất cảm ơn tôi”.
Đến Thiên An Môn hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!”
Khi Becker đang tận hưởng những niềm vui mà viêc tu luyện mang đến cho bà, thì một tin dữ từ Trung Quốc truyền đến. Ngày 20/07/1999, ĐCSTQ sử dụng bộ máy cai trị trên toàn quốc để bức hại tàn khốc các học viên Pháp Luân Công. Điều này khiến Becker vô cùng chấn động.
Vào năm 2002, Becker quyết định những học viên Pháp Luân Công Australia và những học viên Tây phương khác sẽ cùng nhau đến quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hô vang khẩu hiệu để thể hiện sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công. Becker chỉ xin công ty nghỉ phép 1 tuần. Vì để bảo đảm an toàn, nên các học viên Pháp Luân Công Australia không đi cùng một chuyến bay. Trước khi đi, Becker đã chuẩn bị tâm lý cho việc bị ĐCSTQ bắt giữ, nhưng bà vẫn tin tưởng rằng mình sẽ bình an trở về.
Becker và 36 học viên Pháp Luân Công khác hẹn gặp nhau vào lúc 10h sáng ngày 07/03/2002 ở Thiên An Môn. Becker nhớ lại, lúc đó tại quảng trường có rất nhiều công an và cảnh vệ cầm súng lục, điều đó nằm ngoài dự tính của bà, lúc bà đến, các học viên khác đã giăng biểu ngữ có dòng chữ Chân Thiện Nhẫn rồi. Thấy vậy bà liền tiến về phía họ, cùng nhau liên tục hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”.
Công an hầu như không ngờ tới việc người phương Tây đến Thiên An Môn kháng nghị đối với việc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, nên họ đã không kịp trở tay. Tuy nhiên rất nhanh sau đó, Becker và những người khác đều bị cảnh sát cho lên xe trở đi.
Tại đồn, công an đã tách ly các học viên ra, và cưỡng ép lấy đi những gì liên quan đến Pháp Luân Đại Pháp cũng như điện thoại và laptop của họ. Becker bị 5 người cảnh sát khống chế, giám sát và giam giữ phi pháp 30 tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian này, họ liên tục tra hỏi và sỉ nhục bà. Becker thông qua việc trả lời câu hỏi cũng liên tục nói cho một số cảnh sát biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp, không chút sợ hãi.
“Cảnh sát lột hết đồ của tôi ra kiểm tra, họ muốn tôi phải phát ngại. Nhưng họ không biết rằng tôi từng là vận động viên bơi lội, điều này với tôi có gì đáng sợ? Ngược lại, họ mới là người cảm thấy xấu hổ. Không tìm thấy sách và tài liệu Pháp Luân Đại Pháp nên họ hỏi tôi dấu ở đâu, tôi trả lời rằng tôi để trong tâm của mình!”.
“Hãy chờ mà xem, sau này Pháp Luân Đại Pháp sẽ được tập luyện trở lại ở Trung Quốc”, Becker nói với những cảnh sát.
Ngày 08/03, công an tập hợp các học viên Australia lại, Becker thấy có người bị đánh trọng thương, bà cảm thấy rất tức giận. Cảnh sát đưa họ ra sân bay trả về Australia. Họ không làm thủ tục lên máy bay như bình thường mà ra trực tiếp chỗ máy bay đang dừng. Những nhân viên ở phi trường rất tò mò muốn đến xem chuyện gì đang xảy ra, Becker hô lớn cho họ nghe “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”, và nói với công an rằng bà sẽ không bao giờ từ bỏ tu luyên Pháp Luân Đại Pháp.
Ngày 09/03/2002, Becker bình an trở về Australia.
Không chùn bước trước sự uy hiếp của ĐCSTQ
Sau khi trở về Australia, rất nhiều kênh truyền thông chủ lưu của Australia và trên thế giới, đã đưa tin về sự kiện bà Becker kháng nghị ở Thiên An Môn.
Becker rất vui, vì việc làm của bà đã khiến nhiều người hơn nữa quan tâm đến cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc, bà càng có nhiều cơ hội hơn nữa để nói cho mọi người sự thật về cuộc bức hại này.
Đài truyền hình đã gọi điện đến hỏi con trai của Becker, nếu mẹ của anh bị bắt giữ tại Trung Quốc thì sẽ cảm thấy như thế nào? Con trai bà trả lời: “Mẹ tôi vừa làm chuyện mà bà ấy muốn”. Becker cảm thấy vui mừng vì gia đình của bà đềù hiểu và ủng hộ bà.
Sau khi công ty biết bà đến Thiên An Môn kháng nghị, cấp trên của bà đã vô cùng khen ngợi sự dũng cảm của bà, thậm chí còn nói với khách hàng của công ty về hành động anh dũng của bà. Becker nói: “Có thể nhiều lần hô vang ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ Tại quảng trường Thiên An Môn, là niềm vinh dự của tôi. Tôi biết đây là một phần trong hành trình cuộc đời tôi, tôi không cảm thấy một chút sợ hãi nào”.
Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, gia đình Becker đã bị một số người Trung Quốc đột nhập vào hăm dọa, Becker cho rằng họ là những người do Đại sứ quán Trung Quốc phái đến. “Tôi biết là ĐCSTQ dùng cách này để uy hiếp tôi, mục đích là làm tôi sợ hãi, nhưng tôi không lo lắng, đó chẳng qua chỉ là thủ đoạn của ĐCSTQ mà thôi”. Hồi tưởng lại những sự đe dọa mà mình đã gặp phải nhiều năm trước, Becker thong dong bình tĩnh kể lại.
Bà Jan Becker phát biểu trong một buổi mít-tinh phản đối cuộc bức hại tại Trung Quốc vào ngày 4/6/2007. (Ảnh: Epoch Times)
Kiên định và không ngừng nói rõ sự thật về cuộc bức hại cho đến tận hôm nay
Becker hy vọng có thể thông qua việc từng là vận động viên giành huy chương bạc tại thế vận hội Olympic, để cho nhiều người trên thế giới biết cuộc bức hại này là sai trái. Bà đã nhiều lần viết thư gửi lên Ủy ban Olympic Quốc tế, nhưng không nhận được bất kỳ sự hồi âm nào.
Năm 2006, khi tội ác mổ sống cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ bị vạch trần. Bà nói: “Khi hình ảnh một học viên Pháp Luân Đại Pháp bị mổ cướp nội tạng được truyền ra, tôi không thể tin vào mắt của mình. Tôi đã nghĩ rằng chuyện này là không thể phát sinh trong xã hội loài người, con người không thể đối xử với nhau như vậy!”.
Nhiều năm qua, Becker vẫn không ngừng kêu gọi tất cả mọi người trong mọi tầng lớp xã hội cùng nhau lên tiếng để chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc. Mỗi lần có thế vận hội Olympic mới tổ chức, Becker đều được những trường học mới đến để mời tham gia đàm luận. Becker tay cầm ngọn đuốc và tấm huy chương bạc Olympic của mình, nói với những đứa trẻ rằng làm người phải chân thật, khoan dung đối đãi với người khác, nếu cần phải nhẫn thì nhẫn.
Vào năm 2008, khi Trung Quốc tổ chức thế vận hội Olympic Bắc Kinh, một trường học đã mời bà đến để tọa đàm. Bà hỏi họ: “Các bạn có biết tôi là một người hoạt động nhân quyền không?” Họ nói: “Có, chúng tôi đã tìm hiểu những thông tin về bà trên mạng, chúng tôi biết rõ bà đang làm gì”. Becker được mời tới trường học đàm luận với các học sinh về việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Năm đó, Becker hy vọng Ủy ban thế vận hội Olympic có thể yêu cầu Trung Quốc chấm dứt bức hại nhân quyền, vì một quốc gia vi phạm nhân quyền không phù hợp với tiêu chuẩn tổ chức Thế vận hội Olympic, nhưng họ lại cúi đầu trước Trung Quốc. Becker đã mất niềm tin vào Ủy ban thế vận hội Olympic, năm 2009, bà đã viết thư gửi lên Ủy ban này bày tỏ sự bức xúc của mình, trong đó có đoạn:
“Trung Quốc hứa nếu năm 2008 được tổ chức thế vận hội Olympic sẽ cải thiện nhân quyền. Tôi thấy đây là cơ hội tốt để Ủy ban thế vận hội Olympic yêu cầu Trung Quốc thay đổi, nhưng Ủy ban lại vi phạm chiến chương của Olympic và các nguyên tắc đạo đức. Tôi tin rằng có rất nhiều người nghĩ giống tôi, thế vận hội Olympic đã không còn giống như trước, tôi cảm thấy hổ thẹn vì điều này”.
“Là con người, chúng ta cần cân nhắc điều gì mới là thứ quan trọng của cuộc sống. Đối với tôi mà nói, sự thần thánh và tôn nghiêm của giá trị đạo đức vượt trên tất các phương diện khác như kinh tế, lợi ích, thể thao,… Tôi chân thành hy vọng thế giới có thể cùng nhau đứng lên chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công vô nhân tính này”.
Với tấm lòng cảm ơn vô hạn đối với Pháp Luân Công, người phụ nữ kiên cường chính nghĩa dũng cảm, đã viết nên một đoạn lịch sử tại quảng trường Thiên An Môn. Bà Becker nói về lựa chọn của mình: “Tôi có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp quả là điều thật may mắn. Bà nói, khi cuộc bức hại bắt đầu vào 18 năm trước rất nhiều người đã từ bỏ. Nhưng tôi không từ bỏ, tôi ý thức được tôi cần phải lên tiếng cho Pháp Luân Đại Pháp, tôi phải cho mọi người biết sự việc đang diễn ra tại Trung Quốc là sai trái, cho đến hôm nay tôi vẫn đang làm như vậy”.
Phim ngắn: Học viên phương Tây thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn, ngày 20/11/2001.
Theo Epochtimes.com