Tinh Hoa

Chuyện ít biết về Giang Trạch Dân – Ôm một đứa bé, đứa bé liền gặp nạn

Tháng 12/1995, cây cầu lớn ở vùng vịnh Sán Đầu được khánh thành, đoàn người gồm Giang Trạch Dân, Truyền Toàn Hữu, Tăng Khánh Hồng, Tạ Phi, Chu Sâm Lâm, Lý Hy Tài vào buổi sáng sớm ngày 30/12 năm đó có mặt chuẩn bị cắt băng thông xe cho cây cầu.

Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân. (Ảnh: Hupu)

Sáng sớm hôm đó lãnh đạo thành phố Sán Đầu, sau khi đã chuẩn bị xong nghi lễ cắt băng khánh thành để chuẩn bị thông xe, vì để lấy lòng Giang Trạch Dân, chính quyền địa phương đã đặc biệt dựng lên một sân khấu ở bên cạnh cây cầu, để mời nhóm quan chức tháp tùng cùng Giang Trạch Dân “ngồi chiếu trên”, còn nơi diễn ra buổi lễ lại nằm ở phía dưới sân khấu.

Sau khi quan chức thành phố Sán Đầu đọc xong bản danh sách thành tích dối trá của thành phố này, lúc chuẩn bị đến tiết mục cắt băng, quan viên này phát biểu: “Kính mời Giang chủ tịch bước xuống lễ đài cắt băng thông xe cho cây cầu”, không hiểu sao những người có mặt lúc đó người nào người nấy đều không khỏi cảm thấy buồn cười trước thái độ và kiểu cách của lời phát biểu, nhiều người phải lấy tay bịt miệng để khỏi cười thành tiếng.

Giang thấy cảnh tượng này thì vô cùng tức giận, Giang Trạch Dân là người lòng dạ vốn hẹp hòi, tức giận một cái liền không cắt băng nữa, những lãnh đạo khác thấy vậy, sợ đắc tội với lão Giang, liền vội vàng nghĩ cách “khắc phục hậu họa”. Nhóm người Tạ Phi đã đại diện cắt băng khánh thành thay cho lão Giang.

Vị quan chức thành phố Sán Đầu phát ngôn gây cười cũng chỉ vì vậy mà bị mất chức quan không lâu sau đó.

Cây cầu đó nằm ở ven biển, nơi đó có một bức tượng Quan Âm Bồ Tát cao mấy chục mét, người vùng đó nói rằng: “Là Quan Âm Bồ Tát lúc đó hiển linh, Bồ Tát đã dùng cái miệng của quan chức thành phố này phát ngôn tạo ra tình huống đó, để không cho lão Giang cắt băng, nếu là do Giang đến cắt băng khánh thành thì sẽ xảy ra tai nạn lớn rồi”.

Lão Giang vốn dĩ dự tính ở lại Sán Đầu một đêm, vì tức giận chuyện này mà ngay buổi chiều hôm đó đã về thành phố Yết Dương. Những lãnh đạo khác thấy Giang rất không vui, đã nghĩ mọi cách làm vui lòng ông ta nên đã đề nghị leo lên đỉnh núi ngắm cảnh để Giang giải sầu một chút.

Một quan chức địa phương lúc đó đã đề xuất đến làng Trường Lĩnh, xã Phố Điền, huyện Yết Đông, thành phố Yết Dương. Thôn làng này là đi từ làng Khúc Khê huyện Yết Đông đi về hướng dãy núi phía nam cứ mãi đi vòng quanh mà lên đến đỉnh núi, đoàn xe đi khoảng một giờ đồng hồ mới đến đỉnh núi, từ trên cao nhìn xuống thì thấy một thung lũng mênh mông bát ngát, nơi đây chính là thị trấn Phố Điền nơi sản xuất ra loại măng tre nổi tiếng trong và ngoài nước, nơi xuất khẩu loại măng đóng hộp Triều Sơn cũng chính là ở đây.

Vì đoàn của Giang đến bất ngờ nên khiến quan chức địa phương trở tay không kịp. Chính quyền cộng sản Trung Quốc xưa này luôn thích đóng tuồng giả, đi đến đâu cũng muốn ghi hình cảnh lãnh đạo ân cần quan tâm chăm sóc đời sống nhân dân, lần này, họ cũng muốn đến nhà của người dân trong làng làm buổi ghi hình phỏng vấn, sau đó truyền hình tuyên truyền rộng rãi cả trong và ngoài nước, khiến cho giới chức bên ngoài hiểu nhầm rằng các quan chức chính quyền cộng sản Trung Quốc mọi thời mọi khắc đều quan tâm đến người dân.

Quan chức địa phương trong lúc vội vã, đã chọn đến nhà một nông dân họ Trần ở Trường Lĩnh, gia đình gồm ba người, hai vợ chồng và một con trai 3 tuổi để thực hiện cuộc phỏng vấn để cho thấy sự quan tâm của lành đạo trung ương đến đời sống của người dân của nhóm quan chức Giang Trach Dân.

Khi đó, tôi cũng sống ở làng Khúc Khê của huyện Yết Đông, toàn bộ làng Khúc Khê và làng Phố Điền trong thời gian Giang có mặt đều bị phong tỏa nghiêm ngặt trong khoảng hơn 3 giờ đồng hồ, chúng tôi lúc đó đều cho rằng đã xảy ra chuyện gì rất lớn, sau khi mọi chuyện qua đi mới biết là Giang Trạch Dân đã đến nơi này. Buổi tối hôm đó, khi chúng tôi nhìn thấy ông Giang phỏng vấn gia đình nông dân trong làng trên truyền hình, hai tay Giang Trạch Dân lúc đó đang ôm một đứa bé. Vẻ mặt lão Giang ôm đứa bé biểu hiện có phần vui vẻ, còn đứa bé thì có thể nhìn thấy nó rất rất là sợ hãi.

Chuyện không may xảy ra là sau khi lão Giang trở về, đứa bé trai này đã đổ bệnh. Ban đêm cứ kêu khóc không ngừng, ban ngày không ăn không uống, đã khiến vợ chồng nông dân này vô cùng sợ hãi. Họ đã rất lo lắng, bối rối vì không biết phải làm sao?

Trong nhà lại không có tiền, trong lúc cấp bách họ đã đến nhà họ hàng bạn bè vay mượn được chút tiền và ngay lập tức đưa đứa bé đến bệnh viện khám bệnh, nhưng mà kiểm tra, chữa trị thế nào thì chứng ‘bệnh lạ’ của đứa bé cũng đều không thấy có chuyển biến, bác sĩ nào cũng đều phải bó tay, chuyện này người dân làng Khúc Khê vùng Yết Dương nhà nhà đều biết, họ mỗi ngày đều quan tâm đến tiến triển bệnh tình của đứa bé.

Khoảng 3 tháng sau, cậu bé xấu số đó đã qua đời, bố mẹ đứa bé đến chính quyền địa phương phân trần, tranh luận sự việc mất con khiến họ đau lòng là có liên quan đến lão Giang, quan chức nơi đó không những không một lời an ủi, mà còn uy hiếp họ không được lan truyền tin đồn này ra bên ngoài, nếu không sẽ tống giam họ vào ngục, dù bị uy hiếp nhưng người dân vùng đó cứ truyền nhau câu chuyện kỳ lạ này. Họ đều cho rằng, đứa bé này sau khi bị lão Giang ôm, vì hoảng sợ quá mà phát bệnh và đã bị mất mạng một cách oan uổng.

Hồng Khang