Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình ngày 22/7 đã đến thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm để khảo sát, khi đề cập đến “chiến dịch Tứ Bình”, ông tuyên bố rằng “nhất định phải bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa vĩ đại do ĐCSTQ tạo ra”. Đối với việc này, chuyên gia quân sự Đài Loan chỉ ra rằng, Tập Cận Bình lý giải như vậy đối với chiến dịch Tứ Bình là sai lầm và nguy hiểm, sẽ đưa Trung Quốc vào hiểm cảnh.
Chuyên gia quân sự Đài Loan Kỳ Nhạc Nghĩa nói rằng, trong chiến dịch Tứ Bình, phe Cộng sản đã tổn thất vô cùng nghiêm trọng, lúc đó có rất nhiều chỉ huy đại đội đã chết.
“Tại sao phải đánh trận Tứ Bình?“ Kỳ Nhạc Nghĩa nói: “Suy nghĩ của lão Mao (Mao Trạch Đông) là có thể giành chiến thắng một trận ở Tứ Bình, như vậy sẽ thuận tiện cho cuộc đàm phán hòa bình với Quốc dân đảng, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình, một con bài mặc cả cho hòa bình. Nước Mỹ lúc đó cũng ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình, ông George Marshall được phái đến Trung Quốc, cũng chủ trương hòa bình”.
Kỳ Nhạc Nghĩa cho rằng, dựa theo diễn biến của chiến dịch Tứ Bình, chiến lược của phe Quốc dân Đảng chiếm ưu thế. Tại sao lúc đó Marshall lại ngăn chiến dịch Đông Bắc của phe Quốc dân Đảng, là vì sợ sự can thiệp của Liên Xô. Nếu Liên Xô can thiệp, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô lập tức sẽ thay đổi, vì thế chiến thứ 2 vừa mới kết thúc, nước Mỹ không muốn lại bắt đầu một cuộc đại chiến thế giới mới.
“Toàn bộ bầu không khí lúc đó là, nước Mỹ hy vọng không phải đánh, muốn Quốc dân Đảng và ĐCSTQ nhanh chóng đàm phán hòa bình, lão Mao cũng hy vọng đàm phán hòa bình. Bởi vì cuộc chiến bắt đầu là vào năm 1946, khi đó Đảng Cộng sản vẫn chưa hoàn toàn nắm chắc phần thắng.” Kỳ Nhạc Nghĩa nhấn mạnh, do đó, từ lịch sử của cuộc chiến này mà nhìn nhận, năm đó Mao Trạch Đông muốn đánh trận Tứ Bình là vì muốn “cầu hòa”.
Tuy nhiên, ngày 22/7, khi Tập Cận Bình đến tham quan “Nhà tưởng niệm chiến dịch Tứ Bình” – cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và ĐCSTQ ở thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, đã đề cập rằng chiến dịch Tứ Bình chỉ là một chiến dịch lớn trong quá trình “lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh vũ trang” của ĐCSTQ, “nhất định phải nhớ rằng ‘Trung Quốc mới’ có được là không dễ”. Tập còn nói, “sáng lập khó, giữ vững còn khó hơn, chúng ta nhất định phải bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa vĩ đại do ĐCSTQ tạo ra, truyền lại từ đời này sang đời khác”.
Kỳ Nhạc Nghĩa nói, Tập Cận Bình là lấy lợi ích của Đảng Cộng sản và sự cai trị vĩnh viễn của ông ta làm xuất phát điểm để cân nhắc, lý giải nó thành “cần bảo vệ giang sơn mà ĐCSTQ lao tâm khổ tứ giành lấy”, xuất phát điểm để cân nhắc so với chiến thuật năm đó là “kém xa”.
Ông chỉ ra, nếu như Tập Cận Bình có thể chân chính hiểu được, chiến dịch năm đó là vì để “cầu hòa” , không phải “cầu chiến”, như vậy đến Đông Bắc là nói muốn “tự lực cánh sinh”, muốn ổn định nông nghiệp, có lẽ là muốn cầu “bảo đảm” trước, sau đó mới “cầu hòa” với nước Mỹ, “nếu ông ta có lý giải như vậy, đó mới là cao minh”.
Nhưng đáng tiếc là, “có vẻ lúc này ông ta không lý giải như vậy.” Kỳ Nhạc Nghĩa nói, nếu như Tập Cận Bình lý giải thành bảo đảm sản xuất lương thực, chuẩn bị khai chiến với Mỹ, đó chính là lý giải sai lầm, sẽ đưa Trung Quốc vào hoàn cảnh rất nguy hiểm.
Minh Huy (Theo NTDTV)