Một nghiên cứu mới cho thấy tổng số người tử vong vì COVID-19 trên thực tế vào khoảng 6,7 triệu người, cao gấp đôi so với số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý về đại dịch. Tính đến nay, họ phải đền bù ít nhất 19.000 tỷ USD cho những thiệt hại chỉ riêng về mạng người.
Trước đó, WHO ước tính có 3,2 triệu trường hợp tử vong do COVID-19. Tuy nhiên Chris Murray, Giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington, khẳng định với tờ Financial Times rằng “con số thực tế kinh khủng hơn rất nhiều”.
Nghiên cứu mới của IHME ước tính đại dịch COVID-19 đã khiến khoảng 6,9 triệu người thiệt mạng. Theo tính toán của tôi, chưa kể đến những thiệt hại kinh tế từ việc phong tỏa mà những người sống sót phải gánh chịu, các khoản tiền xã hội phải chi cho việc nhập viện và điều chế vaccine phòng bệnh, thiệt hại trong tương lai khi đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, trách nhiệm hình sự, hiện số tiền đền bù thiệt hại Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đang rơi vào khoảng 19 nghìn tỷ USD.
Theo nghiên cứu của IHME, số ca tử vong vì COVID-19 ở Hoa Kỳ ước tính là gần 900.000 người, thay vì con số 570.000 như công bố trước đó. Số liệu thống kế từ phía Ấn Độ thậm chí còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Ước tính số ca tử vong vì COVID-19 thực tế ở nước này cao gấp 3 con số thống kê chính thức. Số ca tử vong ở Nga hiện khoảng 593.000 người thay vì số thống kê chính thức là 109.000. Viện IHME lý giải, sự không nhất quán về chất lượng xét nghiệm và báo cáo không đầy đủ về các trường hợp tử vong tại các cơ sở y tế là nguyên nhân dẫn đến những con số chênh lệch này.
Những số liệu ước tính cũ thấp hơn thực tế có thể khiến Trung Quốc trốn trách nhiệm, dễ cho thấy họ đã làm tốt trong việc hạn chế ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên không thể để Trung Quốc thoát tội được.
Cả chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden đều từng khẳng định 2 thông tin quan trọng: Thứ nhất, phòng thí nghiệm tại Vũ Hán đã che giấu công việc của họ với quân đội Trung Quốc. Thứ hai, nhiều nhà nghiên cứu đã xuất hiện các triệu chứng giống nhiễm COVID-19 vào mùa thu năm 2019.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm pháp lý về đại dịch. Trong một bài báo vào tháng 3/2021, ông James Kraska, Giáo sư Luật tại Đại học Harvard viết: “Khi chủng virus corona mới vẫn chỉ đang lây lan tại Vũ Hán từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1/2020, chính quyền Trung Quốc rõ ràng đã cố ý thông báo sai lệch cho người dân trong nước về sự bùng phát dịch bệnh, đưa ra những đảm bảo sai lệch cho người dân trước Tết Nguyên đán, vào ngày 25/1”.
Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang viết trong một email rằng Bắc Kinh đã “cố tình phát tán COVID-19 ra khỏi biên giới”, và gọi đây là một dạng hành vi “giết người hàng loạt”. Ông đưa ra ba lý do chính cho kết luận của mình.
Thứ nhất, “chính quyền Trung Quốc đã cố gắng thuyết phục thế giới rằng COVID-19 không thể lây từ người sang người, trong khi họ biết điều đó đã xảy ra”.
Thứ hai, sau khi chính quyền Bắc Kinh thừa nhận dịch bệnh có khả năng lây truyền, “họ đã cố gắng thuyết phục thế giới rằng căn bệnh này sẽ không lây nhiễm và gây tử vong lớn, trong khi họ nhận thức được điều này đã xảy ra. Việc đó khiến các quan chức y tế không thực hiện các biện pháp phòng ngừa mà họ vốn đã có thể áp dụng”.
Thứ ba, “Trung Quốc gây sức ép buộc [các quốc gia khác] không ban hành lệnh hạn chế đi lại và kiểm dịch. Trong khi đó họ đóng cửa chính quốc gia của mình”.
Theo ông Chang, “việc chính quyền Bắc Kinh cho rằng các quốc gia không nên cấm du khách Trung Quốc trong khi họ vẫn duy trì đóng cửa cho thấy một ý định không thể bàn cãi: họ muốn phát tán dịch bệnh ra khỏi Trung Quốc”. Ông lập luận rằng Trung Quốc “hiểu COVID-19 đã tàn phá nước họ như thế nào. Nếu họ muốn hủy hoại các quốc gia khác bằng dịch bệnh, họ sẽ làm những gì họ từng làm… Họ lây lan virus và gây thiệt hại cho toàn thế giới”.
Theo nguồn tin của ông Chang, ngày 3/1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ra lệnh cho mọi phòng thí nghiệm, bệnh viện và cơ sở nghiên cứu khác ở Trung Quốc tiêu hủy các mẫu bệnh phẩm của COVID-19. Động thái này có thể nhằm tiêu hủy chứng cứ. Ông Chang cho biết việc tiêu hủy các mẫu bệnh phẩm là hành vi tồi tệ nhất trong giai đoạn đại dịch. “Động thái thông thường là giữ các mẫu bệnh phẩm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đại dịch vì chúng là những thứ cần thiết để truy vết và phát triển vaccine.”
Bài báo vào tháng 3 của Giáo sư Kraska kết luận rằng các yêu cầu Trung Quốc bồi thường về COVID-19 “có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD”. Ông viết trong một email: “Theo luật, [chi phí thiệt hại] đối với một người tử vong được tính dựa trên thu nhập dự kiến, quyền thừa kế tiềm năng và lợi ích công việc, hàng hóa và dịch vụ mà họ làm ra khi còn sống, cộng với chi phí hỗ trợ y tế và chi phí tang lễ cho họ. Nhìn chung, những chi phí này nằm trong khoảng 2,5-3 triệu USD cho một người. Theo quan điểm của tôi, những chi phí này có thể (và nên) được thêm vào yêu cầu bồi thường đối với Trung Quốc vì gây ra những cái chết không đáng có”.
Nhân 6,9 triệu ca tử vong do COVID-19 với 2,75 triệu USD cho mỗi người, tổng tiền bồi thường mà Trung Quốc phải trả cho các gia đình nạn nhân là 19 nghìn tỷ USD. Khoản tiền chưa bao gồm các thiệt hại trong tương lai mà đại dịch sẽ gây ra, những gánh chịu từ những người sống sót, thiệt hại kinh tế xã hội do lệnh phong tỏa, hoặc trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà ông Chang gọi là “giết người hàng loạt”. Tổng thiệt hại bổ sung có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD.
Nếu Trung Quốc không thanh toán được các khoản phí này, chính phủ của chúng ta nên buộc Trung Quốc phải trả bằng cách thu giữ các tài sản nước ngoài của họ. Theo Giáo sư Teng Biao của Đại học Chicago và luật sư nhân quyền Terri Marsh, quyền miễn trừ chủ quyền không bảo vệ cho những chính phủ chẳng khác gì những kẻ khủng bố.
Nếu chính phủ chúng ta không mạnh mẽ truy tố Trung Quốc về các tội danh liên quan COVID-19, họ đang phớt lờ nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mình là bảo vệ công dân.
Tác giả: Anders Corr
Ông Anders Corr có bằng Cử nhân chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Yale (năm 2001) và bằng Tiến sĩ khoa chính phủ của Đại học Harvard (năm 2008). Ông là Giám đốc Tập đoàn Corr Analytics, nhà xuất bản của Tạp chí Journal of Political Risk, và đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.
Thùy Linh (Theo The Epoch Times)