Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kết thúc, 7 Thường ủy Bộ Chính trị khóa mới đã ra mắt công chúng. Vấn đề được quan tâm hiện nay chính là ông Tập Cận Bình sẽ làm gì trong thời gian tới?
Giáo sư Chương Thiên Lượng – bình luận viên thời sự, học giả lịch sử văn hóa, giảng viên Trường Đại học Phi Thiên tại New York, đối với hướng đi sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những phân tích rất sâu sắc. Dưới đây là bài viết của ông.
-***-
Hiện tại, hầu hết các phân tích đều chỉ ra rằng, ông Tập Cận Bình về cơ bản đã hoàn thành việc thâu tóm quyền lực và chủ đạo trong bố cục nhân sự, nhưng có 4 phương diện dưới đây đáng để phân tích sâu hơn:
Thứ nhất, “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình” đã được đưa vào Điều lệ Đảng, ông Tập Cận Bình là người thứ 3 sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình ghi tên mình vào Điều lệ Đảng, đánh dấu việc ông Tập đã giành được địa vị tư tưởng quyền uy trong ĐCSTQ.
Đối với thể chế của ĐCSTQ mà nói, giành được tư tưởng quyền uy, cũng có nghĩa là có quyền quyết sách và quyền thuyết giảng cao nhất. Giang Trạch Dân đưa ra thuyết “Ba đại diện”, Hồ Cẩm Đào đưa ra “Quan điểm phát triển khoa học”, nhưng trong Điều lệ Đảng lại không có tên của họ, vì vậy chúng thuộc về “kết tinh trí tuệ tập thể” đời thứ ba và đời thứ tư.
Loại “kết tinh trí tuệ tập thể” này, thì những cá nhân trong tập thể đương nhiên đều có quyền giải thích. Mà “Tư tưởng Tập Cận Bình” là lấy tên của ông Tập Cận Bình, điều này có nghĩa là chỉ có ông Tập Cận Bình mới có quyền giải thích.
Nói một cách khác, theo tổ chức kỷ luật mà nói, đảng viên phải tuân thủ Điều lệ Đảng, vì vậy cũng phải chấp hành “Tư tưởng Tập Cận Bình”. Trong nghị quyết Đại hội 19 về Điều lệ Đảng đã nói rất rõ ràng rằng: Tư tưởng Tập Cận Bình “là kim chỉ nam của toàn đảng, nhân dân toàn quốc trong công cuộc đấu tranh phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”.
Vì thế, bất kể là trên phương diện tổ chức hay tư tưởng, địa vị của ông Tập Cận Bình không thể hoài nghi, không thể thách thức. Dù cho Hàn Chính có mang sắc thái của phe Giang Trạch Dân, nhưng trong 7 Thường ủy thì 6 Thường ủy còn lại đều thuộc phe ông Tập, Hàn Chính lại là Thường ủy xếp cuối cùng trong danh sách, nên chắc chắn không thể khởi tác dụng gì.
Thứ hai, sự kiện ông Vương Kỳ Sơn rời khỏi vị trí quyền lực hạt nhân, trong bối cảnh lớn “Tư tưởng Tập Cận Bình” được đưa vào Điều lệ Đảng thì đó không còn là việc quan trọng. Lý do là, trong Đại hội 18, Giang Trạch Dân mưu đồ kéo dài mô hình “Tập thể lãnh đạo” trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào. Chính là Tổng Bí thư và Thường ủy khác địa vị cơ bản là ngang hàng, lúc bỏ phiếu thì cũng chỉ là 1 phiếu như nhau.
Bởi vậy, Giang Trạch Dân đã lợi dụng các Thường ủy khóa 18 như Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn để cản bước ông Tập Cận Bình. Cho nên, ông Tập Cận Bình phải dựa vào trí lực của ông Vương Kỳ Sơn, kiên quyết lấy danh nghĩa phòng chống tham nhũng để thanh trừ phe Giang.
Lần này, ông Vương Kỳ Sơn rời khỏi hạt nhân quyền lực, cũng không có nghĩa là địa vị của ông Tập Cận Bình bị suy yếu, hoặc là kết quả thỏa hiệp trong nội đảng. Nói cách khác, sau khi “Tư tưởng Tập Cận Bình” được đưa vào Điều lệ Đảng, Tập Cận Bình đã trở thành “tối cao” trong ĐCSTQ. Dù cho không có Vương Kỳ Sơn, một mình Tập Cận Bình vẫn có thể đảm đương được, ông Tập chỉ cần tìm được những người trung thành với mình, có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là được.
Thứ ba, Lý Nguyên Triều rời khỏi Bộ Chính trị, khiến rất nhiều người suy đoán rằng đây là việc ngoài ý muốn, bởi vì Lý Nguyên Triều đến tháng 11 năm nay mới đầy 67 tuổi. Dựa theo quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” (từ 68 trở lên buộc phải thoái vị khi bước sang nhiệm kỳ mới), Lý Nguyên Triều dù cho không thể trở thành Thưởng ủy Bộ Chính trị, nhưng ít nhất cũng có thể làm Ủy viên Bộ Chính trị thêm một khóa nữa.
Nhiều năm qua, ngoại giới đưa ra rất nhiều tin đồn, nói Lý Nguyên Triều là có liên quan đến vụ đảo chính của tập đoàn Giang Trạch Dân, Tăng khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Lệnh Kế Hoạch. Vì vậy việc Lý Nguyên Triều rút lui, cho thấy ông Tập Cận Bình không có dấu hiệu nương tay đối với đối với tập đoàn đảo chính này, việc hạ bệ Tôn Chính Tài vào tháng 07 năm nay đã cho thấy quyết tâm của ông Tập. Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng với tư cách là chủ mưu đứng phía sau cuộc đảo chính, tương lai là vô cùng bất ổn.
Thứ tư, ông Vương Kỳ Sơn ngoài việc thoái lui để đổi lấy việc 3 Thường ủy của phe Giang là Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn thoái lui, tương đương với việc quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” được áp dụng. Như vậy, trong các Thường ủy Bộ Chính trị hiện tại, chỉ có Uông Dương, Vương Hỗ Ninh và Triệu Lạc Tế là có thể liên nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa, mà thông thường ĐCSTQ chỉ định người nối nghiệp sẽ để cho người đó liên nhiệm 3 nhiệm kỳ Thường ủy liên tiếp.
Tổng Bí thư và Thủ tướng tương lai sau khi được rèn giũa trên cương vị Thường ủy trên 5 năm sẽ đảm nhiệm chức vụ của mình trong 10 tiếp theo. Tuy nhiên theo bố cục hiện tại, người ta không thấy ông Tập Cận Bình chỉ định người nối nghiệp. Năm đó Giang Trạch Dân với tư cách là Tổng Bí thư ĐCSTQ cũng đã từng phá quy tắc “7 lên 8 xuống”, vì vậy khả năng ông Tập Cận Bình tiếp tục nhiệm kỳ 3 là rất cao.
Việc ông Tập Cận Bình sau khi hoàn thành việc thâu thập quyền lực sẽ đi theo phương hướng nào, mới thực sự là điều đáng quan tâm. Trong những năm vừa qua, ông đã dùng danh nghĩa phòng chống tham nhũng thanh trừ thế lực của Giang Trạch Dân, đây là động tác mà Tập Cận Bình không làm không được.
Ông Tập Cận Bình nếu muốn định vị lịch sử cho bản thân mình, thì phải bắt đầu từ việc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công, mở ra con đường hòa giải với dân chúng, từng bước dựa sức mạnh của nhân dân giải thể ĐCSTQ. Ngược lại, nếu ông Tập tiếp tục chính sách đàn áp, thì cuộc chiến quyền lực Tập – Giang chỉ là hắc bang tranh quyền nội đấu, không thể là một công trạng lịch sử.
Tôi là một người hữu thần luận, tin tưởng rằng những đại sự lịch sử tương lai đều là do thần an bài, sẽ không bởi vì lựa chọn của con người mà thay đổi. Mà con người trong khoảng thời gian trước khi những an bài này phát sinh, lựa chọn thị phi thiện ác ra sao, chính là định ra tương lai của mình.
Tác giả: Chương Thiên Lượng
Lê Hiếu biên dịch