Hơn 3,5 ngàn tỉ USD đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhiều hơn tổng giá trị thị trường chứng khoán Ấn Độ và tương đương tổng số ngân khố của Pháp.
Cũng như mọi khi, chính quyền Bắc Kinh nói rằng sự sụp đổ thị trường chứng khoán với mức độ hủy diệt đang xảy ra tại Trung Quốc là do “thế lực thù địch nước ngoài”. Trong vài năm gần đây, “thế lực thù địch” cũng là cách giải thích duy nhất cho nhiều sự kiện bất ổn tại Trung Quốc.
Trong ngày 9 tháng 7 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã tung ra hàng loạt biện pháp mạnh tay để cứu nguy thị trường chứng khoán thoát khỏi cơn ‘đổ máu’. Tuy nhiên nỗ lực này dường như đã thất bại cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.
Trong ngày 12 tháng 7, chỉ số của Shang Composite tiếp tục suy giảm 32%. Tại sàn giao dịch Thâm Quyến, nơi niêm yết cổ phiếu của đa số các công ty công nghệ hàng đầu đã giảm 41% trong cùng thời điểm.
Theo Les Echos, đây là hậu quả của việc chính phủ Trung Quốc đã không từ một phương thức nào để thổi phồng bong bóng đầu cơ. Giá cổ phiếu bị thổi phồng một cách giả tạo. Chính quyền không chỉ sử dụng các đòn bẩy tiền tệ và tài chính, mà còn sử dụng bộ máy tuyên truyền để thúc đẩy tối đa người dân Trung Quốc đầu tư chứng khoán.
Những người mới học chơi đã tăng lên gấp bội và lên đến 90 triệu người chơi, nhiều hơn cả số đảng viên của nước này. Giờ ai cũng phải trả giá: người dân trở nên giàu ảo trong một thời gian ngắn ngủi, và niềm hân hoan chưa được bao lâu đã vụt tắt. Vào ngày 9 tháng 7 vừa qua, thị trường Trung Quốc đã bốc hơn hơn 3.500.000.000.000.000 (3,5 ngàn tỷ đô la). Quy mô này tương đương với toàn bộ thị trường chứng khoán ở Pháp và chiếm 60% tại thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Nếu như thị trường chứng khoán tiếp tục trượt giá, chính tâm lý của giới đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Hình ảnh của quyền lực tối cao mà chính quyền đã chăm chút kiến tạo cũng sẽ bị sứt mẻ. Đây là số tiền tích cóp của hàng triệu người dân Trung Quốc đã từng bán nhà và gom góp tài sản để đầu tư vào chứng khoán. Bây giờ là lúc họ phải nhận ra rằng mình đã trao tiền nhầm chỗ khi nhà nước không đủ kinh nghiệm tài chính để điều hành thị trường chứng khoán cũng như kiến thức trong việc xử lý khủng hoảng.
Và để lấy lại hình ảnh, chính quyền Trung Quốc đang phải sử dụng đến mánh khóe sở trường của mình: đẩy quả bóng trách nhiệm sang một góc khác, đó là các… thế lực thù địch. Không rõ là mánh khóe lần này có còn linh nghiệm hay không!
Khai Nguyên