Tần số xuất hiện thuật ngữ “chính quyền ngầm” (Deep state) trên các trang tin tức ngày càng nhiều và có thể trở thành một từ thông dụng trong thời đại Donald Trump, cùng với những từ như “tin giả” hay “đằng sau sự thật”.
Vậy một “chính quyền ngầm” gồm có những gì? Điều đó phụ thuộc vào người bạn hỏi. New York Times và New Yorker cho rằng nó chẳng là gì, và đó chỉ là một thuyết âm mưu. Tuy nhiên, những người khác bao gồm cả nhà sáng lập trang tin Economist và Weekly Standard đều đề cập đến sự tồn tại của thuật ngữ này.
Các học giả Hoa Kỳ thường sử dụng thuật ngữ “chính quyền ngầm” dùng để thay thế khi nhắc đến những cơ quan quân sự, gián điệp hay đặc biệt là những cơ quan chống rò rỉ thông tin của chính phủ.
Thư ký Nhà Trắng, Sean Spicer, gây sự chú ý khi ám chỉ tới “chính quyền ngầm” trong buổi họp báo về những vụ rò rỉ thông tin của chính quyền Trump.
“Tôi nghĩ rằng không có gì phải nghi ngờ khi bạn đã ở văn phòng chính phủ 8 năm, có những người ở đó và tiếp tục ủng hộ chương trình nghị sự của cựu chính quyền”, ông nói.
Thuật ngữ “chính quyền ngầm” bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, đề cập đến một mạng lưới những cá nhân thuộc những bộ phận khác nhau của chính phủ, duy trì mối liên hệ với những cựu tướng đã nghỉ hưu và nhóm tội phạm có tổ chức, tồn tại ngoài sự nhận biết của các sĩ quan cấp cao và chính trị gia.
Thuật ngữ này cũng đã được sử dụng ở những nơi như Ai Cập, trước cuộc chiến tranh Syria và Pakistan, theo các chuyên gia quan hệ quốc tế.
“Khi chúng tôi nói ‘chính quyền ngầm’ thì có nghĩa là có điều gì đó thật nham nhiểm và độc hại”, nhà báo Nate Schenkaan, Tổng biên tập của Freedom House, nói. Ông từng viết bài: “Khủng hoảng dân chủ: Tham nhũng, truyền thông và quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ”, đăng trên tờ Time.
“[Nó] bao gồm những người đứng đầu băng nhóm xã hội đen, gia nhập đội ngũ lãnh đạo quân đội để tấn công các nhóm thiểu số, giết người và tra tấn”.
Theo Mike Lofgren, cựu cố vấn Đảng Cộng hòa, từ “chính quyền ngầm” được định nghĩa như là một “hiệp hội lai ghép nhiều yếu tố của chính phủ, các nhóm đứng đầu ngành tài chính và công nghiệp có khả năng điều khiển Hoa Kỳ mà không cần hỏi xin sự đồng thuận của chính phủ theo quy trình phê duyệt chính thức”. Ông ấy lưu ý rằng thuật ngữ này xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ. Lofgren đi xa hơn, nói rằng đây là câu chuyện trọng đại của thế kỷ 21.
“Nó chỉ là sợi chỉ đỏ chạy qua cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và quân sự hóa chính sách đối ngoại, tài chính hóa và phi công nghiệp hóa nền kinh tế Mỹ, sự gia tăng của một cấu trúc xã hội tài phiệt đã tạo cho chúng ta một xã hội bất bình đẳng nhất trong gần một thế kỷ, và sự rối loạn chính trị đã làm tê liệt hoạt động quản lý ngày qua ngày”, ông ấy viết thêm rằng những thông tin bị rò rỉ năm 2013 từ Edward Snowden về chương trình giám sát của NSA đã tố cáo thực trạng của bộ máy chính quyền.
Ryan McMaken của Viện Mises có một cách miêu tả gần gũi hơn. “Chỉ những nhà quan sát ngây thơ nhất của bất kỳ chính phủ nào mới có thể phủ nhận rằng những viên chức cố thủ lâu năm không có lợi ích cá nhân tách biệt với nhân dân và người của công chúng…sẽ là đối tượng được bầu chọn và chịu sự giám sát của công chúng”, ông viết.
Glenn Greenwald, nhà báo điều tra lâu năm của tờ Intercept, đã đưa ra những giải thích riêng của mình:
“Từ ‘chính quyền ngầm’, mặc dù không có định nghĩa chính xác hay khoa học, tại Washington nó thường dùng để chỉ những phe cánh quyền lực lâu dài. Họ ở lại và thực thi quyền lực trong bóng tối, và thậm chí ngay cả khi các tổng thống đã lần lượt thôi nhiệm. Do đó, họ gần như không phải chịu trách nhiệm về dân chủ, dẫu nó có chút liên quan ít nhiều đến họ. Đó là những cơ quan như CIA, NSA và các cơ quan tình báo khác, chúng cơ bản được thiết lập để tuyên truyền, lan rộng thông tin sai lệch, gian lận, và thậm chí còn sở hữu bề dày lịch sử tội ác, giết chóc, gây chiến tồi tệ nhất thế giới”.
Tháng 3/2017, khi WikiLeaks phát hành hàng ngàn tập tin liên quan đến CIA, tiết lộ công cụ đánh cắp thông tin phức tạp, thì theo đó thuật ngữ “chính quyền ngầm” sẽ còn được nhắc đến nhiều lần nữa.
Theo Epoch Times