Tinh Hoa

Chiêm ngưỡng ‘bữa tiệc thiên văn 3 trong 1’ 152 năm mới có một lần

Sự kiện thiên văn 152 năm mới diễn ra một lần – siêu trăng, trăng máu, trăng xanh cùng hội tụ đêm qua khiến các nhà thiên văn cũng như nhiều người dân trên khắp thế giới hào hứng chờ đón để được tận mắt chiêm ngưỡng.

Siêu trăng rực rỡ tại thành phố Makati – Philippines (Ảnh: ohwellpilyo)

Đêm qua siêu trăng, trăng máu, trăng xanh xảy ra cùng lúc chiếu sáng bầu trời thế giới. Trăng xanh là hiện tượng trong một tháng có 2 lần trăng tròn, do Mặt trăng quay quanh Trái đất trong 29,5 ngày, nhưng dương lịch có 31 ngày nên tạo ra khoảng lệch. Siêu trăng là hiện tượng Mặt trăng có quỹ đạo gần với Trái đất, trở nên to và sáng rõ hơn bình thường. Trăng máu, chính là nguyệt thực toàn phần, do ánh sáng từ bề mặt Mặt trăng bị khúc xạ khi đi qua bầu khí quyển, biến thành màu đỏ rực. Cùng chiêm ngưỡng ‘bữa tiệc thiên văn’ kỳ thú chỉ xảy ra 152 năm một lần này nhé.

Mặt Trăng màu cam lớn nhô lên bên trên công viên Griffith ở Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: AFP)
Mặt Trăng nhô dần từ chân trời ở London, Anh, với cảnh nền là nhà thờ St. Paul. (Ảnh: Reuters)
Mặt Trăng mọc phía sau một ngọn núi ở Longyearbyen, Svalbard, Na Uy. (Ảnh: AFP)
Mặt Trăng được chụp ở vị trí lơ lửng phía trên đỉnh chùa tháp tại Myanmar. (Ảnh: AP)
Mặt Trăng nhuốm sắc đỏ trong kỳ nguyệt thực lấp ló phía sau tượng voi ở đền thờ tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: Reuters)
Trăng mọc phía trên một ngôi chùa tại Kumal, cách thành phố Mandalay khoảng 105km. (Ảnh: AFP)
Mặt trăng sáng rực phía sau bến phà Staten Island tại Brooklyn, New York, Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Siêu trăng xuất hiện phía trên những ngọn đồi gần thành phố Yuzhno-Sakhalinsk trên đảo Sakhalin thuộc vùng Viễn Đông, Nga. (Ảnh: TASS)
Nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc siêu trăng mọc phía sau lá cờ Mỹ ở bãi biển Santa Monica, Los Angeles. (Ảnh: AP)
Nguyệt thực toàn phần xảy ra phía trên vòng bánh xe tại cảng Santa Monica ở Santa Monica, California. (Ảnh: Reuters)
Siêu trăng chiếu sáng khắp bầu trời thành phố Los Angeles, California, Mỹ hôm 31/1. (Ảnh: AFP)
Trăng “hỗn hợp” bắt đầu tại trạm vô tuyến thiên văn ở Crimea, Nga (Ảnh: REUTERS)
Mặt trăng sáng rực phía sau thành phố Jerusalem (Ảnh: AFP)
Siêu trăng ở Canberra, Australia
Siêu trăng ở Grand Palace, Bangkok, Thailand (Ảnh: AP)
Mặt trăng đang “mất đi” phía sau tháp Tokyo Skytree ở Nhật Bản (Ảnh: AP)
Bức ảnh thú vị này được chụp tại Beruit, Lebanon
Khoảnh khắc thú vị ở Lacenlin, Australia (Ảnh: Paul Kane/Getty Images)

Chúc Di (t/h)