Tinh Hoa

Chiếc đuôi độc đáo 99 triệu năm tuổi của loài khủng long được tìm thấy trong hổ phách

Trong 1 phát hiện mang tính đột phá, các nhà khoa học đã phát hiện ra chiếc đuôi của 1 loài khủng long 99 triệu năm tuổi được bảo vệ trong một miếng hổ phách.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra chiếc đuôi của 1 loài khủng long 99 triệu năm tuổi được bảo vệ trong một miếng hổ phách.

Chiếc đuôi dài 3,56 cm, với phần xương và mô vẫn còn nguyên vẹn, bị đóng băng thời gian dài trong miếng hổ phách được tìm thấy ở phía Bắc Myanmar. Cuối cùng, nó được tìm thấy tại một chợ trời bởi nhà cổ sinh vật Lida Xing thuộc Đại học Địa chất Bắc Kinh.

“Tôi không bao giờ nghĩ mình có thể tìm thấy 1 con khủng long trong miếng hổ phách. Đây có thể là phát hiện thú vị nhất trong cuộc đời tôi”, Xing nói với NPR.

“Đây là lần duy nhất trong cả hành trình khám phá”, cộng tác viên Ryan McKellar thuộc Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan của Canada nói với CNN. “Các chi tiết nhỏ nhất có thể nhìn thấy qua không gian 3 chiều”.

Những cọng long có phần ngọn màu nâu và phần gốc màu trắng, phủ lên phần 8 đốt sống mà theo kết quả xét nghiệm nó thuộc về Kỷ Phấn trắng. Bởi vì xương không được khớp nối, và không dính vào nhau như ở các loài chim hiện đại, nên chiếc đuôi được cho là của 1 con khủng long chứ không phải 1 con chim biết bay thời tiền sử, theo các nhà khoa học, những phát hiện này đã được ghi nhận trong Current Biology.

Cấu trúc yếu và thô, những chiếc lông non thiếu các cấu trúc lồng khớp vào nhau cũng gây bất lợi cho sự bay, theo các nhà nghiên cứu. Những chiếc lông đang thiếu 1 cột sống trung tâm khỏe, để xem như cuống lông.

“Thay vì cung cấp khả năng bay, những chiếc lông có thể bao phủ toàn bộ khủng long, có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt hoặc phát đi tín hiệu nào đó”, McKellar nói những suy đoán của mình với National Geographic.

Các nhà khoa học tin rằng đuôi khủng long này thuộc về 1 con khủng long trưởng thành thuộc nhánh Coelurosaur, 1 nhánh khủng long Theropod liên quan đến Tyrannosaurus rex. Các nhà nghiên cứu đã đặt mẫu vật là Eva.

Hình ảnh mô phỏng tái hiện loài khủng long có lông Coelurosaur. (Ảnh: CHUNG-TAT CHEUNG)

Rất thú vị, mô xung quanh xương vẫn có dấu vết của Fe II, phần còn lại của hemoglobin trong mẫu máu của Eva. Có thể Eva có kích thước bằng 1 con chim sẻ khi chết, nhưng có thể sẽ lớn bằng con đà điểu nếu nó vẫn còn sống.

Eva đã bổ sung thêm 1 chìa khóa mới về các loài có lông. “Nó cho chúng ta cơ hội tìm hiểu sự phát triển cấu trúc lông ngày nay”. McKellar nói với NPR.

Theo Huffingtonpost