Một phi công kỳ cựu đã có cuộc chia sẻ về những sự cố bất ngờ trong sự nghiệp điều hành bay của mình.
Ông Steve Landells, 50 tuổi là một phi công kỳ cựu với 27 năm trong nghề, trong đó có hơn 17 năm kinh nghiệm điều khiển các chuyến bay thương mại. Hiện nay, ông đang làm chuyên viên kiểm tra an toàn bay tại Hiệp hội Phi công Hàng không Anh (British Airline Pilots Association).
Với kinh nghiệm của mình, ông Landells cho biết công tác theo dõi và điều tiết nhiên liệu chỉ góp phần rất nhỏ so với những trường hợp “cân não” mà mỗi vị cơ trưởng phải đối mặt khi điều khiển các chuyến bay thương mại.
Nhiều chuyến bay đã phải chuyển hướng hoặc hạ cánh xuống những sân bay khác tại Anh, thậm chí phải chuyển hướng sang tận Amsterdam. Khi ấy, vấn đề quan trọng nhất mà tôi cần xem xét chính là nhiên liệu”. “Tôi từng điều khiển chuyến bay từ Cairo trở về Sân bay Heathrow. Nhưng khi gần tới nơi, tôi lại được thông báo hệ thống kiểm soát không lưu trên mặt đất đã gặp sự cố khiến máy bay bên dưới không thể cất cánh. Do đó, không còn chỗ cho chúng tôi đáp xuống như thường lệ.
Ban đầu, bộ phận kiểm soát không lưu mặt đất yêu cầu ông Landells bay nhiều vòng trên không suốt 4 tiếng đồng hồ để họ sắp xếp việc hạ cánh.
Nhưng biết trên máy bay không còn đủ nhiên liệu để bay lâu như vậy, ông đã gửi tín hiệu thông báo khẩn cấp và được ưu tiên hạ cánh tại Sân bay Stansted.
Và thông thường, mỗi phi công sẽ “để riêng” khoảng nửa tiếng nhiên liệu và coi đây là lượng nhiên liệu tối khẩn cấp cuối cùng.Theo ông Landells, mỗi khi chuẩn bị cho một chuyến bay, những phi công dày dặn kinh nghiệm đều tiến hành tính toán trước lượng nhiên liệu mình có cùng thời gian mà chúng có thể duy trì cho máy bay hoạt động trong trường hợp xảy ra sự cố.
“Rất may, trong 17 năm làm việc tôi chưa bao giờ sử dụng tới lượng nhiên liệu cuối cùng này“, ông Landells chia sẻ.
Ông Landells còn cho biết thêm, kẻ thù lớn nhất của mỗi phi công chính là tình hình thời tiết xấu. Ông thường xuyên nhắc nhở mọi người hãy thắt dây an toàn trong trường hợp được phi hành đoàn yêu cầu.
“Có một lần chúng tôi bay từ Sân bay Heathrow tới thủ đô Bogota của Colombia. Khi máy bay đang di chuyển thì bất ngờ gặp phải một dòng khí không ổn định. Máy bay rung lắc mạnh trong khoảng 5 giây, tuy nhiên một tiếp viên đã bị ngã gãy tay do chưa kịp ứng phó.
Về cơ bản, một phi công dù giỏi tới đâu cũng không thể biết trước hay điều khiển được thời tiết. Chúng tôi chỉ có thể xem xét các dự báo và đưa ra những quyết định tương ứng”.
Mặc dù gây nên nhiều hiệu ứng “kinh dị” cho hành khách, song đa phần các hiện tượng thời tiết bất ngờ đều rất khó gây tổn hại tới hệ thống máy bay. Dẫu vậy, chúng vẫn khiến mọi người bị thương nếu không có sự chuẩn bị kịp thời.
Dù bản thân từng là một phi công có thâm niên nhưng ông Landells vẫn chú ý lắng nghe các thông tin an toàn bay một cách rất chăm chú.
“Nếu chẳng may xảy ra bất cứ sự cố gì, tôi hoàn toàn không muốn mình phải băn khoăn xem cửa thoát hiểm nằm ở đâu. Tôi muốn mình biết chính xác vị trí của nó và lao thẳng đến đó”.
Ông Landells chia sẻ, điều khiến mình cảm thấy khó chịu nhất chính là khi chứng kiến những hành khách rời máy bay trong trường hợp khẩn cấp mà vẫn còn mang theo hành lý bên người.
“Cố gắng lấy hành lý ra khỏi khoang chứa trong trường hợp máy bay gặp sự cố là một hành động rất nguy hiểm.
Khi cơ trưởng đã yêu cầu mọi người cần phải di tản ngay thì có nghĩa mọi việc đã rất nghiêm trọng, và bạn sẽ không có cơ hội sống sót nếu cứ chần chừ mãi như vậy. Đừng coi thường tính mạng của mình cùng những người xung quanh”.
Vị phi công kỳ cựu cũng nhấn mạnh, vấn đề an toàn của nhiều chuyến bay đang bị đe dọa bởi những người vô tình hoặc cố ý chiếu đèn laze và thiết bị bay không người lái (drone) về phía buồng lái khiến phi công bị mất tầm nhìn tạm thời.
Theo Phununews