Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chuyển hóa tế bào đã chỉ ra rằng, một người hấp thụ lượng lớn protein động vật có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên tới 75%, trong đó hầu hết là các loại bệnh như ung thư, hoặc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 400% – 500%.
Con người có cần ăn thịt để tồn tại?
Tiến sĩ Christina Warinner, một nhà khoa học microbiome, kiêm nhà nhân chủng học và là giáo sư tại Khoa Khảo cổ học Viện Khoa học Lịch sử Con người Max Planck, đã đưa ra câu trả lời là “KHÔNG!”.
“Con người không có bất kỳ đặc tính di truyền hay sự thích ứng tâm lý chuyên biệt nào đối với việc tiêu thụ thịt. Ngược lại, chúng ta có nhiều sự thích ứng với việc tiêu thụ thực vật”, bà chia sẻ trong một phỏng vấn tại chương trình TED Talk.
Christina cũng góp mặt trong một bộ phim tài liệu nổi tiếng gần đây mang tên ‘The Game Changers’ và đưa ra khẳng định tương tự.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Cell Metabolism cho thấy chế độ ăn giàu protein động vật có thể tăng khả năng tử vong sớm lên đến 75% do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó hầu hết là các loại bệnh như ung thư, hoặc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 400% – 500%.
Điều thú vị mà nhóm nghiên cứu này tìm được là điều này chỉ xảy ra với các protein động vật, còn với các protein thực vật thì sẽ không gây ảnh hưởng hoặc khả năng xảy ra sẽ thấp hơn.
Các nhà nghiên cứu khẳng định:
“Khi lượng protein tiêu thụ từ động vật được kiểm soát, mối liên quan giữa lượng protein tiêu thụ và nguyên nhân gây tử vong hoặc mắc các bệnh ung thư sẽ được loại bỏ hoặc giảm đáng kể, từ đó cho thấy protein động vật có liên quan trực tiếp đến mối liên hệ này.
Khi chúng tôi kiểm soát lượng protein tiêu thụ từ thực vật, không có sự thay đổi trong mối liên hệ giữa lượng protein tiêu thụ và tỷ lệ tử vong, điều này cho thấy rằng việc hấp thụ lượng lớn protein từ động vật sẽ tăng khả năng tử vong chứ không phải protein thực vật có tác dụng bảo vệ cơ thể.
Một điều quan trọng cần được lưu ý rằng đây không phải là nghiên cứu duy nhất chỉ ra mối liên kết này, ví dụ, nghiên cứu này cho thấy những người ăn protein động vật sẽ tăng 60% khả năng mắc các bệnh tim mạch, trong khi những người tiêu thụ nguồn protein là thực vật thì giảm 40% khả năng mắc loại bệnh này.
Trong một nghiên cứu quy mô lớn khác, 81.000 người đã được tiến hành phân tích cho thấy protein từ thực vật có khả năng bảo vệ phòng chống các bệnh về tim và huyết quản trong khi protein từ tất cả các loại thịt đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên.
Tôi đã viết rất nhiều về chủ đề này, và đi sâu để nghiên cứu chi tiết hơn. Tôi đã được truyền cảm hứng để phát hiện ra thông tin này sau khi xem bộ phim tài liệu The Game Changers. Qua bộ phim, tôi chắc chắn đã học được nhiều thông tin thú vị vượt qua cả tầm khoa học.
Nó giải quyết nhiều mối quan tâm, như nguồn gốc của Vitamin B12 và cách mà các thực phẩm từ thực vật có đầy đủ các axit amin thiết yếu như thế nào, và nhiều những sự thật thú vị khác không được nhiều người biết đến.
Một tiết lộ mở mang tầm mắt là, nếu bạn đọc được nhiều nghiên cứu cho rằng thịt, trứng và sữa là lành mạnh và cần thiết, thì những bài nghiên cứu này chủ yếu được tài trợ bởi chính các công ty thực phẩm.
Nhiều công ty thực phẩm và hiệp hội đã thuê một công ty tên là ‘Expentent’ (một công ty tư vấn khoa học và kỹ thuật của Mỹ) để tiến hành và công bố các nghiên cứu này. Điều thú vị ở đây là Exponent cũng là công ty đã công bố nghiên cứu phủ nhận mối liên hệ giữa thuốc lá và ung thư. Trên thực tế, trong hơn 50 năm hoạt động, Exponent đã công bố nhiều nghiên cứu thách thức những rủi ro về sức khỏe như thủy ngân, DDT. glyphosate, asen, formaldehyd, rượu, PCB, ô nhiễm dầu,… Danh sách này ngày càng dài, và có vẻ như họ cũng đang làm điều tương tự với thịt.”
Thanh Thiên (Theo Collective Evolution)