Một đoạn video thảo luận về dân chủ trên Internet Trung Quốc đã được đón nhận nồng nhiệt. Sở dĩ như vậy, cũng không phải là do nội dung thảo luận có gì mới hoặc gây chấn động gì, mà là nhân vật chính trong đoạn video, chính là Mao Tân Vũ, cháu nội của Mao Trạch Đông.
Trong video, Mao Tân Vũ khẩu khí phẫn uất nói:
“Dân chúng Trung Quốc có một tiếng lòng mạnh mẽ nhất, đông đảo dân chúng cảm thấy rằng rất nhiều quyền lợi dân chủ vốn nên thuộc về quần chúng nhân dân, lại không được cán bộ đảng cầm quyền tôn trọng, thậm chí có tình huống nghiêm trọng, cán bộ đảng cầm quyền còn coi rẻ pháp chế, tùy ý chà đạp lên quyền lợi dân chủ nhân dân, không chỉ không tôn trọng, thậm chí còn đánh mạnh vào quyền lợi dân chủ pháp luật trao cho nhân dân, đây là điều nhân dân căm phẫn nhất”.
“Chỗ khó lớn nhất của việc cải cách thể chế chính trị là cán bộ lãnh đạo và cơ quan đảng của chúng ta, phải làm sao trao cho người dân dân chủ lớn hơn, còn 1 điều nữa, làm sao trao cho dân quyền giám sát càng lớn hơn, giám sát cán bộ chúng ta không thể hủ bại”.
“Phải tìm cách, nghĩ cách mở rộng quyền lợi dân chủ của nhân dân, và tăng thêm quyền lợi giám sát của dân”.
Khách quan mà nói, theo lời của Mao Tân Vũ, đều là sự thực; hô hào phát ra, cũng phản ánh kỳ vọng của nhân dân. Chỉ là, mọi người không thể biết rõ, điều này có phải là lời nói tâm huyết phát xuất từ nội tâm hay không. Tổng hợp lại mà nói, thì giống như đây là do người khác giúp anh ta chuẩn bị ra, anh ta chỉ việc nói hoặc nhìn theo bản thảo mà đọc.
Đương nhiên, những việc này không có vấn đề gì, nhưng điều quan trọng là, một nhân vật đặc thù như vậy, một nhân vật “Thái tử đảng” và “Hồng nhị đại”, phát ngôn về quyền lợi dân chủ của nhân dân, tăng cường quyền giám sát của dân, giám sát viên chức hủ bại, cũng là một việc quá tốt.
Trước đó, người cháu này của Mao, cũng từng bị làm trò cười cho người ta, bị người ta thỏa thích đùa cợt chỉ số thông minh thấp và cách hành xử quái đản. Thế nhưng, lần này, người cháu của Mao lại bàn về dân chủ, lại giành được không ít khen ngợi.
Đoạn video này nghe nói là khi Mao Tân Vũ trả lời phỏng vấn với phóng viên trong thời gian Lưỡng hội toàn quốc (Đại hội Đại biểu Nhân dân và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) năm 2013, đến hôm nay mới xuất hiện, có người hiếu kỳ, như vậy là có ngụ ý gì?
Ngôn luận của Mao Tân vũ, có thể ảnh hưởng đến nhà cầm quyền hiện nay đến mức nào? Có lẽ, chẳng có ảnh hưởng gì cả. So sánh với người lãnh đạo nắm quyền, Mao Tân Vũ, dù là cháu trai Mao Trạch Đông, có lẽ, cũng chỉ được xếp loại là người thấp cổ bé họng.
Khi Mao Tân Vũ lên tiếng, chính là sau Đại hội 18 của ĐCSTQ, nhân vật “Thái tử đảng” Tập Cận Bình lên nắm quyền. “Thái tử đảng” và “Hồng nhị đại”, nghe nói đối với sự hủ bại của quan trường có thái độ căm hận đến tận xương tủy. Thế nhưng, người như Mao Tân Vũ phải hiểu rằng, trong “Thái tử đảng” và “Hồng nhị đại”, căn bản cũng có rất nhiều tham quan ô lại, căm phẫn tham quan ô lại trong chính hàng ngũ “Hồng nhị đại”, càng phải tự mình thanh lý nội bộ. Người nắm quyền càng lớn như Tập Cận Bình, càng phải hiểu rõ, không có dân chủ và pháp trị chân chính, thì không cách nào trị tận gốc hủ bại.
Có người khen Mao Tân Vũ “lớn mật”, có người lo lắng anh ta sẽ “gây phiền toái”. Kỳ thực, đối với thân phận của Mao Tân Vũ mà nói, tuyệt nhiên không có bất cứ phiền phức đáng kể gì. Cho dù Mao Tân Vũ có nói vài câu dân chủ, nhưng anh ta đối với những việc làm của ông nội Mao Trạch Đông, cũng không có chút gì suy nghĩ lại. Điều này không giống với Tưởng Hữu Bách, cháu của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan. Tưởng Hữu Bách nhận thức rằng: Tổ phụ từng giết người, vì thế “biểu đạt sự day dứt thay cho ông”.
Điểm xuất phát ngôn luận của Mao Tân Vũ, cũng không phải là chủ trương muốn cải cách chế độ, mà là đang cuộc hạn dưới chế độ chính trị hiện hành. Lùi 1 vạn bước mà nói, cho dù tạm thời không có cải cách chính trị thể chế đột phá, để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bành trướng quyền lực quay trở lại với cơ cấu hiến pháp chế định của chính mình, tôn trọng hiến pháp, tôn trọng pháp luật, cũng được coi là một kế sách quá độ hoặc một phương kế tạm thời thích ứng. Kỳ thực, nội bộ ĐCSTQ, luôn luôn tồn tại một tiếng nói nghi vấn: ĐCSTQ có thể tôn trọng hiến pháp và pháp luật chế định của chính mình hay không?
Đều là các quốc gia theo Cộng sản, Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu trước đây, xét về mặt tương đối mà nói, căn bản vẫn còn tôn trọng, tuân thủ hiến pháp chế định của họ, cho dù cũng là Đảng Cộng sản – cùng một đảng bào chế ra, có “hiến pháp” chuyên chính vì một đảng độc nhất. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự dân chủ hóa sau này của Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu.
Duy chỉ có ĐCSTQ, ngay cả “hiến pháp” do chính mình “bào chế” cũng không tôn trọng, không tuân thủ. Mao Trạch Đông có nói: “Ta là hòa thượng bung dù, coi trời bằng vung”. Những người lãnh đạo ĐCSTQ sau này cũng học theo, có thể định chế “hiến pháp”, nhưng tuyệt không có quan niệm gì về hiến pháp, tùy ý vi hiến trái pháp luật. Đối với họ mà nói, “hiến pháp” chỉ là một bản văn chương kiểu cách, để mà lừa đời lấy tiếng; người thống trị mới là độc tài, mới có thể muốn gì làm nấy.
Năm 1989, chính lúc Trung Quốc đang bộc phát cuộc vận động dân chủ mang tính toàn quốc, Tổng Bí thư ĐCSTQ đương thời là Triệu Tử Dương, đã đề xuất vấn đề giải quyết trên khuôn khổ pháp chế và dân chủ; thế nhưng Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, cầm đầu phái bảo thủ, lại kiên quyết vi phạm pháp chế và dân chủ, muốn giải quyết vấn đề một cách tàn bạo, dẫn đến thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6. Đối chiếu với pháp luật và hiến pháp do chính ĐCSTQ chế định, phe cánh Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng cho thấy mình có thể muốn gì làm nấy, cũng chính là vi hiến trái pháp luật.
Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tôn giáo Tây Tạng, năm 2002, đã đề xuất dưới nền tảng hiến pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chứng thực nền tự trị chân chính của Tây Tạng. Thế nhưng, mặc dù tiếng nói ôn hòa như vậy, cũng bị người đương quyền ĐCSTQ lạnh lùng cự tuyệt. Đối chiếu với hiến pháp và pháp luật do chính ĐCSTQ tự chế định, chính sách tiêu diệt văn hóa và đàn áp dân tộc đang diễn ra ở Tây Tạng hiện nay của Trung Nam Hải, cũng là vi hiến phạm pháp. Năm 2016 này, vụ việc diễn ra tại làng Ô Khảm, nhà cầm quyền ĐCSTQ đối với ngôi làng này giống như “quỷ dữ vào làng”, cũng là vi hiến phạm pháp.
Dân chủ, vốn là một quá trình tự nhiên như nước chảy thành sông, có thể từ từ sẽ đến, nhưng nhất định phải đến, đây là tiến trình diễn biến hòa bình ở Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu trước đây. Thế nhưng tại Trung Quốc, dân chủ không phải từ từ mà đến, mà là từ từ không đến.
Ngày 18/9/2016, viên chức Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, lần đầu tiên tuyên thệ với hiến pháp, dùng một nghi thức học từ phương Tây: tay trái đặt trên “Hiến pháp”, tay phải giơ cao, miệng đọc lời thề. Người viết bài này muốn nhắc nhở những viên chức này, đừng có chỉ học phương Tây trên bề mặt: tôn trọng nghi thức hiến pháp; mà càng phải học phương Tây một cách thực chất: tuân thủ nghiêm ngặt ý chí của hiến pháp.
Tập Cận Bình đứng đầu “Thái tử đảng” và “Hồng nhị đại”, dường như đã nắm quyền lực tuyệt đối trong tay, sẽ phải có trách nhiệm, có nghĩa vụ, làm tròn lời hứa chính trị dân chủ trước đây của ĐCSTQ, giống như Tưởng Kinh Quốc, “Thái tử đảng” của Quốc Dân Đảng đã làm. Vì thế, Tập Cận Bình, nhất định phải ôn lại hàng loạt ngôn luận dân chủ phát xuất từ Diên An, thời đại ĐCSTQ những năm 40 của thế kỷ trước, rằng:
“Khuyết điểm của Trung Quốc, nói tóm lại, chính là thiếu dân chủ”.
“Một đảng độc tài, khắp nơi đều là tai họa”.
“Thúc đẩy chính trị dân chủ, mấu chốt là kết thúc chế độ một đảng trị nước. Bởi vì, nếu không giải quyết vấn đề này, thì thế sự ắt phải ôm đồm vào tay một đảng; người tài đức, không có cách nào tiến cử; kiến nghị tốt đẹp, không thể được thực hiện. Cho nên, cái gọi là dân chủ như vậy, dù nghĩ ra đủ kiểu trò gì, cũng chỉ là nói không, chỉ là hữu danh vô thực mà thôi”.
“Thành lập trên cơ sở chính phủ tự do tuyển cử, dân chủ và tự do liên hợp – hội nghị – xuất bản – ngôn luận, mới là chính trị sức sống”.
“Chúng tôi tổng tuyển cử, không chỉ muốn tuyển cử người bình đẳng, mà còn muốn được tuyển cử người bình đẳng”.
“Chúng tôi muốn kiến lập một quốc gia kiểu nước Mỹ”.
“Sau khi thế giới sinh ra một quốc gia mới, dân chủ và khoa học mới gieo được cơ sở trong một thế giới mới tự do. Để dân chủ và khoa học trở thành sợi dây gắn bó kết hợp 2 dân tộc lớn Mỹ – Trung”.
Mai Mai, dịch từ Epochtimes.com