Google và Facebook ngày càng lấy lòng Bắc Kinh để được thâm nhập vào thị trường Trung Quốc với cái giá phải trả là chấp nhận kiểm duyệt và trở thành “tay chân” trong hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn này.
Quỳ gối trước kiểm duyệt
Google đã rút khỏi Trung Quốc năm 2010 sau khi không đồng ý các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ. Tám năm sau, dường như Google không cưỡng lại được tham vọng lợi nhuận, người ta cho rằng họ đang phát triển phiên bản kiểm duyệt sử dụng ở Trung Quốc.
Tên mã là “Dragonfly”, phiên bản công cụ tìm kiếm mới này sẽ liệt kê những trang web mà chính phủ Trung Quốc cho là nguy hiểm. Ngoài ra, nội dung liên quan đến dân chủ, tự do ngôn luận, nhân quyền, tôn giáo, v.v. cũng sẽ bị xóa theo yêu cầu của chính phủ. Tất cả các trang web bị tường lửa Trung Quốc chặn cũng sẽ bị lọc khỏi kết quả tìm kiếm của Google, bao gồm cả Wikipedia, BBC, v.v.
Thời báo Ireland trích dẫn lời của ông Patrick Poon ở Tổ chức Ân xá Quốc tế: “Một công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới lại áp dụng các biện pháp cực đoan như vậy sẽ là một cú giáng vào tự do thông tin và tự do Internet. Khi đặt lợi nhuận trước nhân quyền, Google sẽ tạo ra một tiền lệ lạnh lùng và trao phần thắng cho chính phủ Trung Quốc”.
Facebook cũng được cho là đang phát triển các công cụ kiểm duyệt gắt gao để được chính phủ Trung Quốc chấp thuận. Năm 2016, công ty được đưa tin là đang thử nghiệm phần mềm sẽ chặn một số bài đăng nhất định xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của mọi người. Phần mềm này dự định sẽ được trao cho một công ty của chính phủ và sau đó sử dụng để lọc ra những bài viết mà họ cảm thấy là chống đối lại Trung Quốc.
Nhân viên phản đối
Lo lắng trước việc Google đáp ứng nhu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc, một số nhân viên từ đơn vị Alphabet Inc của công ty đã đệ đơn yêu cầu công ty phơi bày bản chất thật của mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc và phiên bản “Dragonfly” đang phát triển.
“Chúng ta rất cần một sự minh bạch, ngồi lại và bàn bạc với nhau, cam kết về các quy trình công khai và rõ ràng: nhân viên của Google cần biết về những gì chúng ta đang xây dựng”, Thời báo Đại Kỷ Nguyên trích dẫn kiến nghị của nhân viên.
Các nhân viên đã yêu cầu Google thiết lập một ủy ban đạo đức để xem xét và đưa ra các đánh giá liên quan đến những dự án gây nhiều tranh cãi như Dragonfly.
Nguy cơ tiềm ẩn đối với Mỹ
Việc các công ty công nghệ như Google và Facebook tuân thủ những yêu cầu kiểm duyệt từ Trung Quốc cũng đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ – rằng các công ty này cuối cùng sẽ sử dụng các công cụ kiểm duyệt này ở ngay tại Mỹ. Một trường hợp tiêu biểu là vụ tiêu diệt kênh truyền thông InfoWars, do Alex Jones điều hành.
Các công ty như Google, Facebook, Apple, v.v… đã cấm các video của kênh với lý do ngôn từ kích động thù địch, mặc dù không có video nào thực sự kêu gọi bạo lực. Alex cũng cảnh báo người theo dõi rằng các công ty công nghệ đã thử nghiệm công cụ kiểm duyệt ở Mỹ.
“Google đang xây dựng công cụ tìm kiếm kiểm duyệt khổng lồ cho họ [Trung Quốc], và những người tố giác từ nội bộ Google nói rằng họ đang chuẩn bị sử dụng nó ở Mỹ. Trên thực tế, họ đang thử nghiệm các phần khác nhau của hệ thống cho Trung Quốc đối với đảng bảo thủ Mỹ, những người theo chủ nghĩa dân tộc và những người ủng hộ Trump”, Alex cảnh báo trong một bài đăng trên Twitter.
Cảnh báo của Alex có vẻ rất đáng lo ngại, nhưng thật không may, đúng là các công ty công nghệ đang cố gắng bịt miệng những người theo đảng bảo thủ ở Mỹ. Và cách duy nhất để chống lại mối đe dọa này là giữ chặt quyền tự do ngôn luận mà Hiến pháp Mỹ bảo vệ.
>>> Nhiều lý do để Đài Loan không muốn nối gót Hong Kong
>>> Truyền thông bỏ qua giải pháp một nhà nước cho Israel/Palestine như thế nào?
Hồng Liên, theo Vision Times