Cảnh sát Hồng Kông cùng với quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cải trang đã lạm dụng bạo lực và bắt giữ người dân Hồng Kông một cách bừa bãi, khiến cả thế giới phải căm phẫn. Nhưng trong lực lượng cảnh sát Hồng Kông cũng có nhiều người có lương tâm, tìm nhiều cách khác nhau để giúp đỡ những người biểu tình.
Vào đêm giao thừa ngày 31/12/2019, tròn 4 tháng “Sự kiện thảm sát nhà ga tàu điện ngầm Hồng Kông ngày 31/8”, người dân Hồng Kông đã tập trung bên ngoài nhà ga Prince Edward, Vượng Giác (Mong Kok) để phản đối.
Cảnh sát đã triển khai một cuộc trấn áp bạo lực quy mô lớn tại Vượng Giác. Tài khoản Telegram của người biểu tình đã lan truyền một bài viết tiết lộ sự bố trí của cảnh sát, được gọi là “thông báo của một người bạn cảnh sát phụ trợ”.
Nguồn tin cho biết, cảnh sát sẽ triển khai lực lượng trên nhiều con đường ở Vượng Giác để tiến hành vây bắt người, những người bị bắt sẽ được gửi đến đồn cảnh sát Hung Hom, đồng thời có kèm theo một bức ảnh đường Nathan, nghi ngờ là chụp từ một vị trí cao từ đồn cảnh sát Vượng Giác.
Theo truyền thông Hồng Kông, ngày 3/1, Lư Kiên, Trợ lý chỉ huy Vượng Giác thuộc đội cảnh sát phụ trợ đã bị cách chức vì có liên quan đến sự việc tiết lộ thông tin. Lư Kiên thuộc Trụ sở khu vực Vượng Giác và Phòng hành chính của Trụ sở Khu vực Tây Cửu Long, cấp bậc là Chánh Thanh tra.
Cũng có bài báo chỉ ra, chức vị chính của Lư Kiên là trưởng phòng máy tính của Cơ quan quản lý bệnh viện, đảm nhận Chánh Thanh tra đội cảnh sát phụ trợ. Vào ngày sự việc xảy ra, ông đang tạm thời đảm nhận chức Giám đốc tại đồn cảnh sát Vượng Giác, không được sắp xếp tham gia vào hoạt động bắt giữ. Vào thời điểm đó, nghi ngờ ông đã chụp ảnh vị trí của cảnh sát tại một vị trí cao trong đồn cảnh sát và chia sẻ nó với bạn bè.
Bài báo trích dẫn các nguồn tin cảnh sát nói rằng, Lư Kiên bị buộc tội “rời khỏi vị trí” trong lúc đang làm nhiệm vụ đêm giao thừa. Cảnh sát cũng xác nhận, vụ việc vẫn đang được điều tra, các sĩ quan liên quan đã bị đình chỉ, tạm thời không ai bị bắt.
Một số phương tiện truyền thông của Đại lục đã sử dụng cụm từ “tóm được nội ứng” để viết về vụ việc này. Tuy nhiên, cũng có những phương tiện truyền thông Hồng Kông thân Cộng nói rằng, có thể Lư Kiên chỉ chụp ảnh hiện trường và gửi đến nhóm bạn bè, nghi ngờ sau khi bức ảnh bị tiết lộ ra ngoài đã bị đánh cắp.
Cuộc đàn áp của ĐCSTQ tại Hồng Kông đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ chính quyền Hồng Kông. Trong đội ngũ công chức, bao gồm cả nội bộ cảnh sát, đều đã gửi thư ngỏ chung nặc danh lên án sự tàn bạo của chính phủ Hồng Kông, ủng hộ 5 yêu cầu chính.
Ngoài ra, trên mạng còn lan truyền rất nhiều video, tin tức về sự tàn bạo và những triển khai hành động của cảnh sát Hồng Kông, một bộ phận tin tức trong đó nghi ngờ là đến từ phía nội bộ cảnh sát, có góc quay của một số video từ trên cao, nghi ngờ là bên nội bộ cảnh sát đã quay lén.
Mấy ngày trước, có cựu sĩ quan cảnh sát Hồng Kông đã từ chức để tham gia cuộc biểu tình dân chủ, anh đã tháo mặt nạ xuống tiếp nhận cuộc phỏng vấn của truyền thông Hồng Kông.
Anh chia sẻ, có một cái giá phải trả khi đưa ra lựa chọn đúng đắn, dù cho bị các đồng nghiệp cũ xa lánh, anh cũng không hối hận về sự lựa chọn của mình. Thông qua cuộc phỏng vấn, anh cũng nhắc nhở các bạn bè trong giới cảnh sát, “Thực ra các anh có thể lựa chọn”.
Video: Một cảnh sát đã từ chức và bước xuống đường biểu tình
Minh Huy (Theo NTDTV)