Hoạt động bãi công kháng nghị của hãng hàng không Cathay Pacific Hong Kong trong cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ khiến hai lãnh đạo gồm Giám đốc điều hành Rupert Hogg và Giám đốc thương mại Hà Gia Bồi đều “bị từ chức”. Một số nguồn tin cho biết ông Rupert Hogg bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu bàn giao danh sách người đình công, nhưng trong danh sách ông giao chỉ có tên một người, đó là chính ông.
Chiều ngày 16/8 vừa qua, Đài Truyền hình Trung ương ĐCSTQ (CCTV) đã công bố thông tin hai lãnh đạo hàng đầu của Hãng hàng không Cathay Pacific từ chức. Khoảng hơn một tiếng sau công bố của CCTV, thông tin này mới được hãng Cathay Pacific thông báo chính thức. Không ít người suy đoán rằng họ bị chính quyền Bắc Kinh gây áp lực mới phải từ chức.
Nguồn tin cho biết, một trong hai người “bị từ chức” là ông Rupert Hogg đã bị Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc yêu cầu nộp danh sách nhân viên đã đình công. Ông Rupert Hogg cũng đáp ứng yêu cầu bàn giao danh sách nhưng danh sách chỉ có tên một người là chính bản thân ông. Đồng thời, ông cũng cho biết bản thân ông chịu trách nhiệm về hoạt động đình công của nhân viên, và sẽ không bao giờ bán đứng bất kỳ nhân viên nào!
Chia sẻ trên Twitter của @AndrewC86186 với bình luận “Dũng sĩ đích thực! Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã yêu cầu Giám đốc điều hành Rupert Hogg bàn giao danh sách nhân viên cho ĐCSTQ, và Giám đốc điều hành (người Anh) đã ghi tên mình ông! Chịu trách nhiệm về đình công của nhân viên! Từ chức! Ông không bán đứng bất kỳ nhân viên nào! Tự chịu mọi trách nhiệm! Xin ghi nhớ tên của quý ông này: Ngài Rupert Hogg! Xin giơ tay chào (theo nghi thức quân sự)! Người Anh làm được, người Trung Quốc không bao giờ làm được!” nhận được cả chục nghìn like.
Sau khi thông tin lan truyền trên mạng, nhiều cư dân mạng đã xúc động cho biết: “Chắc chắn phải ghi nhớ tên của quý ông này: Ngài Rupert Hogg!”
Chiều ngày 18/8, ông Vương Định Vũ (Wang Ding-yu), ủy viên Hội đồng lập pháp Đài Loan thuộc Đảng Dân tiến đã chia sẻ thông tin trên Facebook và cho biết điều này khiến ông nghĩ đến vụ việc xảy ra ở Đài Loan ngày 28/2/1947. Khi đó, ông Thang Đức Chương tại Đài Nam cũng đã chọn cách dùng bản thân làm bia đỡ cho nhiều người tham gia phản kháng chính phủ. Sau khi bị bắt và bị tra tấn, ông vẫn không tiết lộ bất kỳ tên người nào.
Ông Vương Định Vũ chia sẻ: “Dũng sĩ đích thực sẽ tỏa ra hào quang cao thượng nhất của nhân tính khi đối diện trước lựa chọn khó khăn.”
Theo trithucvn