Tinh Hoa

Câu chuyện về hòa thượng Tế Công

Hòa thượng Tế Công, họ Lý, tên Tâm Viễn. Ông là một tăng sĩ sống vào thời nhà Tống ( khoảng 1150 – 1209) người Lâm Hải (Chiết Giang), Pháp danh Đạo Tế hay còn gọi là Lý Đạo Tế, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viễn Tẩu.

Ông sống ở núi Thiên Thai, sau đó đi đến Tiền Đường nay là Hàng Châu (cách Thiên Thai 300km). Năm 18 tuổi, ông xuất gia tại chùa Linh Ẩn (Hàng Châu). Ông lần lượt tham học với các vị : Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm. Sau sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ của ngài Hạt Đường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. 

Cuộc đời của ông gắng liền với nhiều điều kỳ bí khác đời và cũng khác với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Ông vốn bị trụt xuất khỏi chùa Linh Ẩn và phải sống lang thang khắp nơi bên ngoài.  Ông được biết đến là tăng sĩ nhưng uống rượu và ăn thịt. Vì thường hay dùng kế giả Điên nên người ta lúc ấy gọi ông là “Tế Điên”, nhưng ông lại là người rất tỉnh, từ bi, và ưa giúp đời. Có chuyện rằng ở vùng Tân Hồ, cư dân thường chặt đuôi ăn óc, ông xin những con óc này lại và thả xuống nước, phần lớn óc sống lại nhưng không có đuôi.

Ông được miêu tả là mặc quần áo rách rưới, người gày guộc và tay cầm quạt. Theo truyền thuyết, ông đến cõi trần vui chơi, đùa giỡn và mang theo sứ mệnh nào đó không rõ và cũng để giáo hóa cho con người thấy rằng tất cả vốn chỉ là trò ảo giác của sắc thân, chúng đều là chuyện đáng đùa giỡn.

Cũng theo truyền thuyết, ông là Kim Thân La Hán hóa thân, là Giáng Long tôn giả. Ông thông hiểu xâu xa, liễu ngộ Phật Pháp. Tu thẳng trong tâm không nhờ phương tiện, nên nói: ” Tu tâm bất tu khẩu, tố cá tự tại Phật” ý là tu bằng chính tâm mình chứng đừng chỉ tu qua lời nói. vì lẽ các tăng ni thời ấy có “giới khẩu” nhưng không có “giới tâm” nên ông nói cảnh tỉnh để giúp họ giác ngộ. Hay như trong Tế Công truyện, nói rằng:

Cổ thi Phật tổ để một phong

dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng

người nay tu miệng, lòng không đổi

Bần tăng lòng sữa, miệng thì không.

Ông thần thông quản đại, cứu nhân độ thế, thượng nghĩa phò nguy, đối với phường giả thiện chuyên làm điều ác ngài thường giễu cợt để khiến bọn họ tỉnh ngộ . Nhưng  đối với hạng làm ác không biết hối cải ngài thẳng tay đả kích không ngần ngại, khiến người đời rất khoái, do vậy người ta gọi ông là thánh tăng, người đời sau tôn ông là Phật Sống hẳn chẳng phải do sự ngẫu nhiên.

Tế Công cướp dâu

Huyền sử kể rằng lúc Tế Công đến Linh Ẩn Tự thì nằm mộng thấy có một tai họa sắp xảy ra cho dân làng. Nguyên là ngọn núi Linh Thứu chỗ Phật Thích Ca thuyết giảng  ‘sẽ bay từ Ấn Độ về cực lạc, và sẽ nghỉ chân ngay trước Linh Ẩn tự”. Tế Công vội báo ngay cho dân làng đễ tránh xa. Nhưng dân chúng lúc đó không tin lời của ông. Sắp đến giờ tai họa đến mà dân chúng vẫn nhởn nhơ, thậm chí họ còn lo tổ chức một đám cưới cho một đôi trai gái. Thấy ngọn núi đá sắp đến mà dân làng vẫn vui cười, không biết phải làm sao. Ông bèn nhảy vào lễ cưới, ôm cô dâu chạy như bay, dân làng không thể để cho một ông sư ăn thịt chó cướp cô dâu của mình bèn đuổi theo thì bỗng rầm một cái, ngọn núi trên trời rớt xuống nằm ngay trước chùa Linh Ẩn. Khi đó dân làng mới biết Tế Công cứu mình. Ngọn núi đó là Phi Lai Phong, Tế Công giải thích cho dân làng đây là ngọn núi thiên từ Ấn Độ bay qua, nghỉ một thời gian sẽ bay tiếp, muốn đỉnh núi ở lại vĩnh viễn với xóm làng thì hãy tạc trên núi đá 500 bức tượng Phật.

gỗ ở trong giếng Hương Tích

Ông lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, ông đi hành hóa ở Lăng Nghiêm, dùng áo cà sa trùm các núi, nhỗ trụi cây đem thả sông trôi về Hàng Châu trùng tu lại. Ngài về báo cho chúng tăng trong chùa là “gỗ ở trong giếng Hương Tích”, chúng tăng chạy ra xem, quả nhiên có thực. 

Khi ông về lại núi Thiên Thai, thì ngàn năm sau, chùa Tịnh Từ bị hủy hoại trong Đại Cách mạng văn hóa những năm 1960 của thế kỷ 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Chùa Linh Ẩn là một trong những ngôi chùa danh tiếng nhất Trung Quốc. Ngôi chùa này đã nhiều lần chịu sự tàn phá, nó đã bị phá hủy và được trùng tu đến nay tổng cộng 6 lần.

Trong cuộc nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) chùa bị phá hủy hoàn toàn và sau đó mới được xây cất lại.

Trong thời kỳ cộng sản Trung Quốc (1953) lúc cách mạng văn hóa nổi lên, nếu phút chót không có sự can thiệp của Chu Ân Lai thì chùa Linh Ẩn cũng sẽ bị thiêu hủy.

Cuộc đời của ông còn có rất nhiều tích truyện ly kỳ khác nữa, trong tác phẩm Tế Công truyện có kể lại.

Vào năm 1209, ông xả bỏ nhục thân thâu thần thị tịch, nhục thân của ông được người ta nhập vào tháp ở Hổ Bào. Phút lâm chung có làm một bài hát:

Lục thập niên lai lang tạ

đông bích đả đảo tây bích

Ư kim thu thập quy lai

Y cựu thủy liên thiên bích

nghĩa là:

Sáu mươi năm đời ta tan tác 

Tường phía đông xô tường phía tây

Góp nhặt mãi vẫn về tay trắng

Nước liền trời biếc một màu mây. 

Sau khi nhập diệt, có vị tăng gặp Phật Sống dưới chân tháp Lục Hòa, trong thư gởi về có đính kèm một bài thơ như sau:

Ức tích diện tiền đương nhất tiễn

Chí kim do giác cốt mao hàn

Chỉ nhân diện mục vô nhân thức

Hựu vãng Thiên Thai tẩu nhất phiên.

Dịch

Nhớ xưa trước mắt chắn tên bay

Xương thịt cớ sao lạnh lúc này

Mặt mũi hỏi ai còn nhớ nổi

Thiên Thai ta lại tới vui vầy. 

 

Tiểu Kim Kê tổng hợp