Nhiều dự ngôn trong lịch sử đã tiên đoán về ngày tàn của ĐCSTQ, nhưng không ai biết chính xác là thời gian nào. Thế nhưng trong một tập thơ của một vị cao tăng, đáp án này đã được ghi lại…
‘Hoàng Bá Thiền Sư Thi’ là bộ thơ dự ngôn về vận số đất nước do một vị cao tăng đời Đường là Hoàng Bá Thiền sư để lại, dự đoán chính xác tình hình vận mệnh quốc gia từ cuối thời nhà Thanh đến Trung Hoa Dân Quốc. Đoạn cuối của bộ thơ được nhiều người cho là ám chỉ giai đoạn hiện nay của nhân loại.
Thiền sư Hi Vận, còn được gọi là Hoàng Bá Thiền sư, vốn là một vị cao tăng thuộc tông phái thiền Hoàng Bá đời nhà Đường. Vào thời Đường Tuyên Tông, ông được mọi người hết mực kính trọng và đã để lại cuốn ‘Hoàng Bá Đoạn Tế Thiền Sư Uyển Lăng Lục’ trước khi viên tịch. Tể tướng Bùi Hưu thời Đường (791 – 864) một lòng hướng Phật, nên rất kính trọng thiền sư Hoàng Bá.
Bùi Hưu đã 2 lần đích thân đón Thiền sư đến ngụ tại trấn mà ông cai trị. Tại Tuyên Thành, ông đã cho xây dựng Thiền Uyển rộng lớn, thỉnh mời Thiền sư Hoàng Bá đến thuyết pháp. Theo tương truyền, ‘Hoàng Bá Thiền Sư Thi’ cũng là một bộ thơ dự ngôn về vận mệnh quốc gia do Bùi Hưu nghe thấy mà ghi chép lại. Phần lớn nội dung đã thất truyền; những dự ngôn còn sót lại vỏn vẹn từ cuối triều Minh đến thời Trung Hoa Dân Quốc hiện giờ đã tiến nhập giai đoạn kết thúc. Từ triều đại cuối cùng cho đến ngày nay có 5 đoạn thơ dự ngôn cùng với một đoạn kết. Chúng ta hãy cùng xem qua!
Thời cuối của triều đại nhà Thanh
“Giáp: Thanh triều mạt đại
Quang mang thiểm thiểm kiến tai tinh
Thống tự bàng diên tín hữu bằng.
Tần Tấn nhất gia nhưng đỉnh túc,
Hoàng viên vận ngột lực nan thắng.”
Diễn nghĩa: “Quang mang thiểm thiểm kiến tai tinh”: Theo quan sát của sử quan, thiên thượng xuất hiện tai họa, nhân gian cũng sẽ xảy ra tai nạn tương ứng. Đây chính là hiện tượng “Thiên nhân hợp nhất”. Câu thơ này dự đoán vào thời hoàng đế Quang Tự, tai nạn sẽ phát sinh liên tục (như chiến tranh Trung – Pháp, chiến tranh Nhật – Thanh, liên quân 8 nước, …)
“Thống tự bàng diên tín hữu bằng”: Tuyên Thống đế (Ái Tân Giác La Phổ Nghi) nối ngôi Quang Tự đế, đều do Từ Hy thái hậu nuôi dưỡng, liên tiếp lấy người trong nhánh gần của hoàng thất Thanh triều lên làm hoàng đế.
“Tần Tấn nhất gia nhưng đỉnh túc”: Từ Hy thái hậu nuôi dưỡng Quang Tự trở thành hoàng đế kế vị, cũng giống như thời Xuân Thu, Tần Tấn liên hôn kết thành một nhà, tuy nhiên hai bên lý tưởng và quan niệm chính trị không hòa hợp, nên các phe cánh tranh nhau phân cao thấp.
“Hoàng viên vận ngột lực nan thắng”: Tuyên Thống đế lên ngôi vào năm Mậu Thân (năm 1908 – năm Thổ Hầu), một đứa trẻ ngồi trên ngôi vị vào thời loạn thế thì không cách nào xoay chuyển tình hình, cuối cùng triều Thanh kết thúc vào năm Tuyên Thống thứ ba.
Thời Trung Hoa Dân Quốc
“Ất:Dân Quốc sơ kỳ
Dụng vũ thời đương bạch hổ niên
Tứ phương các tự khởi phong yên
Cửu châu hựu kiến tam phân định
Thất tái nhưng lưu nhất tuyến diên”
Diễn nghĩa: “Dụng vũ thời đương bạch hổ niên”: Tưởng Giới Thạch Bắc phạt thống nhất Trung Quốc, bắt đầu vào năm Bính Dần (năm 1926).
“Tứ phương các tự khởi phong yên”: Vào thời kỳ Bắc phạt, phương Bắc có chính phủ Bắc Dương, ngoài ra còn có các cắt cứ của quân phiệt mạnh, ai người ấy trị. Quá trình Bắc phạt bị lấp đầy bởi khói lửa chiến tranh.
“Cửu châu hựu kiến tam phân định”: Hạ Vũ chia thiên hạ thành 9 châu. Kể từ khi tiến hành Bắc phạt, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng cường nỗ lực giành chính quyền. Vào năm Bắc phạt tiếp theo của Quốc Dân đảng (năm Dân Quốc thứ 16, năm 1927), ĐCSTQ phát động “Cuộc bạo động Nam Xương”, tiến hành bạo động quyền lực quân sự. Vào năm Dân Quốc thứ 12 (năm 1931), Nhật Bản kích động gây rối bằng sự kiện “Phụng Thiên” nhằm xâm lược Đông Bắc Trung Quốc, sau đó chia cắt Đông Bắc, thiết lập chính quyền nhà nước Mãn Châu. Trung Quốc rơi vào tình tình trạng “tam quyền phân lập”.
“Thất tái nhưng lưu nhất tuyến diên”: Cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài 8 năm (1937-1945) đã đạt được thắng lợi cuối cùng; và kết quả là, thảm họa do ĐCSTQ gây ra càng ngày càng khuếch đại. Kể từ năm 1935, ĐCSTQ đã sử dụng Diên An làm cơ sở cách mạng của mình để thực hiện nhiều âm mưu và bạo loạn khác nhau nhằm cướp đất nước.
Nội chiến giữa Trung Hoa Dân Quốc và ĐCSTQ
“Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu
Bảo vị phân tranh bán bích hưu
Hạnh hữu kim ngao năng đái chủ
Kỳ phân bát diện hạ tần châu”
Diễn nghĩa: “Hồng kê đề hậu quỷ sinh sầu”: Năm 1945 – năm Ất Dậu, Trung Quốc giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh kháng Nhật kéo dài 8 năm. Năm 1937, Hội nghị Lục Xuyên của ĐCSTQ đã đề ra phương châm kháng Nhật: “Một phần kháng Nhật, hai phần ứng phó, bảy phần phát triển”, nhân cơ hội trở nên lớn mạnh. Trong 8 năm Chiến tranh kháng Nhật, quân đội của ĐCSTQ đã tấn công quân đội của Trung Hoa Dân Quốc 3.200 lần, sát hại hoặc làm bị thương 143.000 quân Quốc Dân đảng. Khi Nhật Bản đầu hàng, quân số ĐCSTQ từ chưa đầy 20.000 người đã phát triển lên đến tổng cộng 3.850.000 người
Phạm vi những vùng đất sau khi bị ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền có hình tượng trong giống một con gà. Những con gà đỏ của chế độ đỏ đã tiến hành tàn sát bạo lực và khủng bố, giành chính quyền và trút thảm họa đỏ lên người dân Trung Quốc. Tổng số người chết vượt quá số lượng thương vong trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai.
“Bảo vị phân tranh bán bích hưu”: Chính phủ Quốc Dân đảng mất một nửa đất nước ở phía Bắc sông Dương Tử vào năm 1948 và hoàn toàn sụp đổ vào cuối năm 1949.
“Hạnh hữu kim ngao năng đái chủ”: Chính phủ Quốc Dân đảng rút về Đài Loan và lấy quần đảo Kim Môn làm tuyến đầu phản công. Đài Loan và quần đảo Kim Môn được ví như con rùa khổng lồ bằng vàng trên biển, chính là “Kim ngao” trong Thần thoại, nơi đây mang trong mình sức mạnh không thể lay chuyển của Trung Hoa Dân Quốc và đạt được nhiều thành tựu khiến thế giới kinh ngạc.
“Kỳ phân bát diện hạ tần châu”: Sào huyệt cũ của ĐCSTQ là ở Diên An, phía Bắc Thiểm Tây thuộc Tần Châu thời cổ đại. Sau năm 1949, quân đội của ĐCSTQ hoàn toàn kiểm soát đại lục và cướp được chính quyền.
Thời kỳ Hưng Thịnh của Trung hoa dân quốc tại Đài Loan
“Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi
Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi
Kế thống thiên an tam thập lục
Tọa khán cảnh ngoại huyết như nê”
Diễn nghĩa: “Trung hưng sự nghiệp phó lân nhi”: Đại nghiệp phản cộng của Tưởng Giới Thạch thất bại. Vào những năm cuối đời, ông đã phó thác sự nghiệp phục hưng tương lai cho “Lân Nhi” là Tưởng Kinh Quốc.
“Thỉ hậu ngưu tiền diệu đức nghi”: Năm 1972 – năm Nhâm Tý, Tưởng Khánh Quý lập công lớn, trở thành Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. Vào thời kỳ này tiến hành “Thập đại kiến thiết”. Hàng loạt công trình lớn đã tạo dựng cơ sở vững chắc cho sự phát triển nhanh chóng của Đài Loan.
Tiếp theo đó, Tưởng Kinh Quốc còn tạo nên một việc phi thường. Đó là bãi bỏ hoàn toàn kiểm soát về quân sự và chính trị trong thời kỳ vận động và trấn áp, dỡ bỏ lệnh cấm đảng phái và báo chí. Nhờ vậy, Trung Hoa Dân Quốc đã chấm dứt tình trạng luôn phải vận động để chuẩn bị cho chiến tranh và quay trở lại chủ nghĩa hợp hiến dân chủ. Điều này đã tạo ra một nguồn sinh khí mới cho sự phát triển bền vững và ổn định lâu dài của Đài Loan.
“Kế thống thiên an tam thập lục”: Hai thế hệ của gia đình họ Tưởng đã giữ chức vụ tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan tổng cộng 36 năm (từ năm 1949 đến năm 1988, trong đó có 3 năm là do Nghiêm Gia Cam đảm nhiệm chức vụ tổng thống).
“Tọa khán cảnh ngoại huyết như nê”: So với sự phát triển trở lại của chính quyền dân chủ và hợp hiến Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan, sự cai trị của ĐCSTQ ở phía bên kia là liều thuốc độc mang đến hàng loạt thiên tai nhân họa: nhiều chiến dịch đàn áp, thanh trừ những người phản cách mạng và nhiều cuộc vận động vẫn không ngừng tiếp diễn; đại nhảy vọt gây ra nạn đói kéo dài 3, 4 năm; cách mạng Văn hóa trong 10 năm đã phá hủy văn hóa truyền thống, hủy hoại nhân tính; máu của người dân nhuộm khắp Đại lục.
Kết cục của ĐCSTQ và năm diệt vong
“Xích thử thời đồng vận bất đồng
Trung nguyên hảo cảnh bất vi công
Tây phương tái kiến nam quân chí
Cương đáo kim xà vận dĩ chung”
Diễn nghĩa: “Xích thử thời đồng vận bất đồng”: Hồng quân của ĐCSTQ lấy Diên An làm căn cứ, và hình tượng “con chuột đỏ” (Xích thử) làm đại biểu. “Chuột đỏ” vào 2 năm Tý đều để lại ‘dấu ấn’, nhưng cục diện hoàn toàn bất đồng. Năm Mậu Tý 1948, Hồng quân của ĐCSTQ đã hạ Giang Bắc, chiếm được một nửa đất nước. Đến năm Canh Tý 2020, dã tâm gây hại thế giới của ĐCSTQ bị phơi bày cùng với tất cả các loại bằng chứng tội phạm. Dưới sự đe dọa của virus Vũ Hán, các quốc gia trên thế giới đã thức tỉnh trước “giấc mộng Trung Hoa” của ĐCSTQ. Nhiều cường quốc lựa chọn liên hiệp cùng phòng ngự hoặc là tẩy chay ĐCSTQ. Năm Canh Tý cũng chính là năm ĐCSTQ lộ rõ đuôi cáo của mình trên trường quốc tế.
“Trung nguyên hảo cảnh bất vi công”: Ý chỉ sự thịnh vượng của cái gọi là “Giấc mộng Trung Hoa” chỉ là ảo tưởng, hoàn toàn không phải là công lao của ĐCSTQ. Nó đến từ các yếu tố bên ngoài: vốn và công nghệ được cấp bằng sáng chế của xã hội phương Tây, kinh nghiệm kinh doanh và công nghệ của doanh nhân Đài Loan, nhân công giá rẻ ở Trung Quốc bị chèn ép, chi phí môi trường chuyển nhượng…
“Tây phương tái kiến Nam quân chí”: ĐCSTQ đã mở rộng lãnh thổ và sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Kể từ Năm Canh Tý, nó đã xâm phạm không phận của Đài Loan với một số lượng lớn các phi vụ xuất kích máy bay để thực hiện uy hiếp và đe dọa. Những hành động này đã khơi dậy sự cảnh giác của phương Tây đối với sự xâm lấn của ĐCSTQ trên thế giới và việc triển khai chung các mặt trận phòng thủ ở Biển Đông. Hành động sử dụng “Nam quân” (quân ở phía Nam) để xâm nhập cửa ngõ Thái Bình Dương chính là tự thiêu rụi chính mình.
“Cương đáo kim xà vận dĩ chung”: Năm 2002, tại thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, người ta phát hiện một khối đá có khắc dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản đảng vong” (ĐCSTQ diệt vong). Nhiều người đặt câu hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong khi nào? Câu thơ “Cương đáo kim xà vận dĩ chung” chính là đáp án. Cuối cùng hoàn toàn diệt vong vào năm “Kim Xà” . Vậy “Kim Xà” (tức năm rắn vàng) là năm nào? Chính là nói năm Ất Tỵ gần nhất, năm 2025.
Cũng có người cho rằng, năm “Kim Xà” theo ngũ hành phải là năm Tân Tỵ, mà năm gần nhất là 2061. Tuy nhiên, “Xích thử” (con chuột đỏ) được đề cập trong “Hoàng Bá Thiền Sư Thi” không có lấy ‘Hỏa’ trong ngũ hành để đại biểu, đồng thời những con vật khác trong tập thơ cũng không đối chiếu với ngũ hành. Cho nên năm “Kim Xà” này không cần suy luận dưới góc độ ngũ hành.
Ngoài ra, có thể thấy rằng các sự kiện được trình bày trong mỗi bài thơ đều có quan hệ logic mật thiết với nhau về không gian và thời gian. Kể từ năm 2020, các hiện tượng bất thường ở Trung Quốc đại lục ngày càng trở nên thường xuyên hơn: thời tiết cực đoan, lũ lụt hàng loạt, tuyết rơi vào mùa hè và mưa đá vào mùa đông, động đất liên tiếp, virus Vũ Hán bùng phát và đột biến…, thảm họa nhân tạo ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn (giá cả cao, phong tỏa kinh tế, giảm tỷ lệ cư trú một cách tiêu cực, khó khăn về vấn đề việc làm, dân số già, nợ công gia tăng…).
Trùng khớp với dự ngôn của Lưu Bá Ôn
Không chỉ có vậy, Lưu Bá Ôn cũng có để lại dự ngôn trên bia ký ở núi Thái Bạch, Thiểm Tây như sau: “Nhược đắc quá liễu đại kiếp niên, tài toán thế gian bất lão tiên, tựu thị đồng đả thiết la hán, nan quá thất nguyệt sơ nhất thập tam, nhậm nhĩ kim cương thiết la hán, trừ phi thiện nãi năng bảo toàn, cẩn phòng nhân nhân gian nan quá, quan quá thiên phiên long xà niên”.
Diễn nghĩa: “Nếu như qua được đại kiếp số, mới được tính là Thần tiên trong thế gian. Cho dù là La Hán mình đồng da sắt, khó qua ngày 13 tháng 7. Cho dù là Kim Cương La Hán, chỉ có thiện lành mới được bảo toàn. Mọi người trải qua gian nan, thận trọng đại thiên tai Thìn, Tỵ.” Trong đó, năm Thìn, Tỵ cũng ứng nghiệm với bài thơ này.
Cao nhân chỉ ra con đường tương lai
“Nhật nguyệt thôi thiên tự chuyển luân
Ta dư xuất thế canh vô nhân
Lão tăng tòng thử hưu nhiêu thiệt
Hậu sự hoàn tu vấn hậu nhân”
Tập thơ ‘Hoàng Bá Thiền Sư Thi’ đến đây bỗng nhiên dừng lại và mục đích mà tập thơ này xuất hiện trên thế gian cũng không rõ ràng. Điều này giống bài thơ và hình vẽ thứ 16 trong ‘Thôi Bối Đồ’: “Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận, Bất như thôi bối khứ quy hưu”. Tạm dịch: Nói nghìn vạn lần cũng không hết. Không bằng ngã lưng rồi nghỉ ngơi. Dự ngôn của cao nhân đều dừng lại ở “Thôi bối” và “Chuyển luân” chỉ hướng thời không rằng từ đó trở đi lịch sử nhân loại sẽ có sự an bài của các sinh mệnh ở tầng thứ cao hơn!
Phải nói rằng nhân loại đang trải qua hàng loạt đại kiếp nạn. Tương lai được các sinh mệnh cao tầng cứu độ của nhân loại cũng có thể phát sinh biến hóa, sẽ có thêm nhiều người thiện lương được cứu. Do vậy, đối với con đường tương lai, các cao nhân đều chỉ điểm một chút để con người có thể giữa trời đất mênh mông, giữa biển người rộng lớn có thể tìm thấy con đường chân chính để nối tiếp duyên lành.
Tác giả: Vương Du Duyệt
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.
Mộc (Theo NTDTV)