Thảm họa thiên nhiên gần đây nhất trong lịch sử đã khiến cho loài người bị tuyệt diệt được biết đến chính là trận “Đại hồng thủy”. Đây thực sự là quá trình đầy kinh hoàng mà những ai đã may mắn sống sót qua thời khắc nguy hiểm đó ắt phải khắc cốt ghi tâm. Vậy nên Đại hồng thủy đã trở thành ký ức chung của toàn thể tổ tiên loài người.
Trong “Giang thủy cảnh du” của “Thượng Thư” có viết, tương truyền rằng vào thời cổ đại, bởi vì con người đã trở nên bất kính với Thần nên Thiên Đế đã tạo ra hồng thủy để cảnh tỉnh con người.
Cũng tương tự như vậy, trong “Kinh Thánh” của phương Tây cũng có ghi chép về các loại thiên tai và lý do khiến chúng xảy ra: “Jehovah thấy loài người trên mặt đất tội ác rất lớn, cả ngày chỉ lo nghĩ toàn đều tà ác, hối hận vì đã tạo ra con người, nên quyết định tạo ra hồng thủy ngập tràn trên mặt đất, hủy diệt thế giới”.
Những ghi chép về trận “Đại hồng thủy” không chỉ xuất hiện trong sách cổ Trung Quốc và Kinh Thánh, mà nó còn xuất hiện trong các cuốn sách khác như Kinh Qur’an của Hồi giáo, Kinh Phật Ấn Độ, và thậm chí còn được đề cập đến trong các bản thảo viết tay những câu chuyện dân gian, được viết bằng các loại ngôn ngữ từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới, trong đó đều có rất nhiều mô tả liên quan đến “Đại hồng thủy”. Nhìn về quá khứ và liên tưởng đến hiện tại, lẽ nào con người ngày nay không có chút cảnh giác nào sao?
Quan niệm của người Trung Hoa được truyền thừa từ ngàn đời nay đều dạy bảo con người phải kính Trời, trọng Đức, bởi vì họ tin rằng “Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ”, “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, nghĩa là đạo trời không giảng thân thích, ai có đạo, có đức hạnh thì được trời cao phù hộ; thiên thượng là công chính vô tư, chỉ trợ giúp cho những người lương thiện, tốt bụng.
Về mối quan hệ giữa người và trời, trong “Sử ký. Nhạc thư” của Tư Mã Thiên thời Tây Hán cũng đã từng đề cập: “Thiên thượng cùng tâm con người là có mối tương thông, giống như hình với bóng, cho nên người thiện thì trời ban phúc báo, kẻ ác thì trời ban tai họa, đây là chuyện thường tình xưa nay đã vậy”.
Kính Trời, trọng Đức là tiêu chuẩn tinh thần của cổ nhân, tuy nhiên lại không được người thời nay coi trọng. Kể từ khi khoa học phát triển trên toàn thế giới, loài người đã bắt đầu tranh luận về sự tồn tại của các vị Thần. Xuất hiện những câu hỏi như: “Đại Vũ trị thủy” có thật hay không? Con thuyền Noah có phải là một câu chuyện của trí tưởng tượng không? Do đó, với chủ đề “Đại hồng thủy”, một cuộc chiến giằng co giữa tín ngưỡng và khoa học đã bắt đầu.
Kể một ví dụ thú vị: Thuyết tiến hóa lấy các hóa thạch của các loài sinh vật cổ trong tầng nham thạch đem đi sắp xếp thứ tự, và coi đó là lịch sử tiến hóa của các loài sinh vật cổ đại. Niên đại càng lâu đời thì trầm tích của hóa thạch cũng càng sâu.
Trong đó, tầng thấp nhất là cấu trúc đơn giản của các sinh vật biển, tiếp theo là tầng cá, rồi đến các loài lưỡng cư, bò sát, chim và cuối cùng là các loài động vật có vú được xem là tiến hóa nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, bộ lịch sử tiến hóa này lại có thể là bộ “lịch sử chết chóc” của các sinh vật cổ đại khi “Đại hồng thủy” xảy đến.
Khi trận “Đại hồng thủy” bắt đầu dâng cao, đầu tiên nó chôn vùi các sinh vật biển cạn như: Bọ ba thùy và hải quỳ, tiếp đến là các loài thực vật trên đất liền và động vật lưỡng cư; nước càng lúc càng dâng cao, các loài bò sát bởi vì thuộc loài động vật máu lạnh, sau khi chạy trốn lên núi đã không chịu được rét cho nên là loài sinh vật bị diệt chủng thứ ba.
Khi hồng thủy tiếp tục dâng cao nữa, chim muông cũng lần lượt chết. Đến động vật có vú là thuộc loài máu nóng, có thể chịu được rét cho nên đã leo đến chỗ cao nhất, trở thành loài đồng vật tử vong thứ 4.
Thứ tự tử vong của các loài đồng vật hoàn toàn trùng khớp với thứ tự xuất hiện các hóa thạch của các loài sinh vật cổ trong tầng nham thạch. Ngoài ra nhiều hóa thạch đến nay vẫn giữ nguyên được hình dạng cơ thể hoàn chỉnh của chúng, đó cũng chính là kết quả do việc đột ngột tử vong và bị vùi lấp gây nên.
Cũng có học giả đặt câu hỏi, cộng tất cả nước, các tảng băng, sông băng trên đất liền thì lượng nước không cao đến 100m so với mực nước biển, kém xa so với độ cao được ghi lại trong sách cổ hay Kinh Thánh, vậy lượng lũ lụt đó đến từ đâu? Và sau đó đã đi về đâu?
Trong những năm gần đây, một số học giả đã phát hiện ra rằng vòng tuần hoàn của nước trên Trái đất lớn hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng. Có một lượng nước ngoài sức tưởng tượng của chúng ta đã bị khóa kín trong lòng đất sâu hàng trăm km so với bề mặt, nó có thể thoát ra trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ cao.
Các học giả suy đoán rằng, trận hồng thủy thời tiền sử phải là một tập hợp của các thảm họa. Quá trình diễn ra hồng thủy còn kèm theo các trận động đất mạnh, núi lửa phun trào nhiều nơi khiến mặt biển phát sinh biến hóa dữ dội. Đáy biển bị xé toạc ra và các vật chất nóng trong lòng đất phủ lên bề mặt, khiến cho một lượng lớn nước biển bốc hơi, rồi ngưng tụ trong khí quyển, sau đó lại hóa thành mưa lớn và trút xuống trái đất, lũ lụt và sóng thần cuồn cuộn ập đến, trở thành cơn ác mộng chung khủng khiếp cho tổ tiên loài người.
Hồng thủy thời tiền sử không chỉ là một hiện tượng tự nhiên, nó còn có mối quan hệ nhân quả với việc con người có kính Trời trọng Đức hay không. Trong các điển tịch cổ xưa, những điều này đã sớm được đề cập đến. Tuy nhiên, thế nhân sẽ cần trí tuệ lớn hơn mới có thể tiếp thụ giáo huấn này cùng lĩnh hội được chân lý từ trong đó. Vậy nên mới nói “tin hay không tin” và “ngộ hay không ngộ”.
Tuệ Tâm (Theo Kannewyork)