Vào giữa mùa hè năm 2014, báo chí đưa tin về một miệng hố có đường kính khoảng 30 mét đột ngột xuất hiện và không ai có thể giải thích. Nơi miệng hố xuất hiện vùng đất khắc nghiệt nhất hành tinh, hay có thể gọi là vùng “tận cùng trái đất”, với nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ C.
Miệng hố ở Siberia hiện không chỉ có một, nhiều cái mới nữa vừa xuất hiện, làm gia tăng sự căng thẳng liên quan đến kịch bản xấu nhất khi việc nứt vỡ trên bề mặt đạt đỉnh điểm. Biến đổi khí hậu đã làm tan chảy các khối băng vĩnh cửu, gây nên việc khí methane bị giữ bên trong mặt băng phát nổ. Khi đó, một nhà khoa học Đức cho biết: “Áp lực khí tăng lên đến một mức độ đủ lớn để phá vỡ những lớp vỏ bọc, gây ra sự phun trào mạnh mẽ, tạo thành miệng hố“.
Tuy nhiên hiện nay, tờ Sydney Morning đưa tin, các nhà nghiên cứu lo ngại rằng nhiều miệng hố xuất hiện hơn những gì chúng ta biết, và hậu quả có thể là rất lớn …
Các nhà khoa học Nga hiện nay đã phát hiện tổng cộng bảy miệng hố, năm trong số đó là ở bán đảo Yamal. Hai trong số những miệng hố này đã biến thành hồ. Và ít nhất 20 miệng hố nhỏ bao quanh một miệng hố khổng, Siberian Times đưa tin. Hơn chục miệng hố Siberia có thể vẫn còn đó, nhà khoa học Moscow là Vasily Bogoyavlensky của Viện Nghiên cứu Dầu và Gas, kêu gọi một điều tra “khẩn cấp”.
Ông lo ngại rằng nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao hơn khoảng 5 độ so với nhiệt độ trung bình của năm 2012 và 2013, thì nhiều miệng hố sẽ xuất hiện thêm nữa trong khu vực chứa nhiều mỏ khí đốt quan đối với Siberia. “Chủ yếu là không để mọi người sợ hãi, nhưng phải hiểu rằng đây là một vấn đề rất nghiêm trọng và chúng tôi phải nghiên cứu điều này“, ông nói với Siberian Times. “Chúng tôi phải khẩn trương nghiên cứu hiện tượng này, để ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra“.
Các đối tượng này cần phải được nghiên cứu, nhưng nó khá là nguy hiểm đối với các nhà nghiên cứu. Bogoyavlensky nói với Siberian Times: “Chúng tôi biết rằng hàng loạt hiện tượng phát thải khí đốt có thể xuất hiện trong khoảng thời gian dài nhưng không biết chính xác thời điểm… Hiện tượng này rất là nguy hiểm, bởi vì không ai có thể đảm bảo sẽ không có việc phát thải khi mới”.
Vấn đề tồi tệ hơn là khí đốt rất dễ cháy. Một trong những vụ nổ khí methane đã gây hỏa hoạn. Cư dân trong thị trấn gần đó là Antipayuta cho biết, gần đây họ đã trông thấy ánh sáng phát ra từ đằng xa.
“Có lẽ là khí đốt“, Bogoyavlensky nói, “Điều này cho thấy rằng một vụ nổ như vậy có thể khá nguy hiểm và mang tính phá hoại. Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy, hiện tượng phát thải khí có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho giàn khoan, mỏ dầu khí và đường ống dẫn dầu ngoài khơi“.
Khi những tin tức liên quan về các miệng hố được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2014, cư dân mạng đổ xô phỏng đoán nguyên nhân, từ một thiên thạch đi lạc đến người ngoài hành tinh hay Tam giác Bermuda. Nhưng lời giải thích hợp lý nhất dường như là việc nổ khí do hydrate methane tan chảy, đây là một loại chất giống băng bị đông cứng trên bề mặt Bắc Cực. Hiện tượng này xuất hiện do sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, theo các báo cáo của Cơ quan Địa lý Quốc gia, những giả thuyết khác đang được đưa ra ánh sáng …
Hiện nay, các nhà khoa học đang tranh cãi rằng lý thuyết methane không đúng, vì dựa trên khảo sát vệ tinh mới được các nhà nghiên cứu của Nga công bố, họ đã phát hiện hàng thêm hàng chục hố mới ở Siberia.
Carolyn Ruppel, Giám đốc Dự án Khảo sát Địa chất Hydrat khí Hoa Kỳ, phát biểu: “Chưa thể có kết luận chính xác” về nguyên nhân gây ra các miệng hố của Siberia. Trong khi bà và các nhà khoa học khác cho rằng, bản đồ vệ tinh mới giải thích hiện tượng này liên quan đến sự tan chảy nhanh chóng của lõi băng hay còn gọi là pingo.
Pingo là một lõi băng dần được hình thành gần bề mặt theo thời gian, sau đó chúng được phủ lên bằng một ụ đất hoặc gò đất nhỏ ở.
Khi lõi băng tan nhanh, do nhiệt độ trái mùa ấm áp ở Siberia trong năm qua, khiến một bộ phận bề mặt sụp đổ, tạo thành một miệng hố. Nhưng quá trình này lại không thể giải thích việc những tảng đá bị bắn ra, được tìm thấy quanh mép miệng hố, dấu tích của một vụ nổ.
Thay vào đó, Ruppel lí luận rằng các miệng hố được hình thành do sự giải phóng khí tự nhiên đột ngột, vốn được lưu trữ trong lớp băng vĩnh cửu, nhưng bị nén lại dưới sức ép của pingo.
Lý thuyết này được củng cố bởi các dữ liệu vệ tinh của Nga, chúng cho thấy sự hiện diện của các pingo, dưới dạng các ụ nhỏ, ở vị trí chính xác nơi các miệng hố được hình thành sau đó.
Cuối cùng chúng ta có một kết luận là: “Không ai biết được điều gì đang xảy ra trong những miệng hố tại thời điểm này”.
Thiên Long – Theo zerohedge