Viên kiểm sát tối cao Trung Quốc từ ngày 12/06, chính thức khởi động cải cách tư pháp, đây được cho là cơ sở và hạch tâm trong cải cách tư pháp thể chế của ông Tập Cận Bình.
Theo phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc – Tào Kiến Minh vào ngày 12/06 trong cuộc họp toàn thể cán bộ của cơ quan Viện kiểm sát, Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc trước tiên sẽ tiến hành thiết lập “định ngạch số người theo biên chế”, sau đó tiến hành hạch tâm của cải cách tư pháp thể chế, trong đó phải chứng thực được yêu cầu “ai phá án người đó quyết định, ai quyết định người đó chịu trách nhiệm”.
Tập Cận Bình từ tháng 01/2014 đã thành lập Tiểu tổ lãnh đạo cải cách toàn diện, do chính mình làm tổ trưởng, và bắt đầu tiến hành cải cách thể chế tư pháp, với nội dung là “trị quốc theo nề nếp là trọng yếu nhất”. Vào ngày 31/12/2016, khi ông Tập phát biểu chúc mừng năm mới trên đài truyền hình, có 2 lần nhắc tới việc trị quốc theo nề nếp, và hứa sẽ cải cách tư pháp triệt để sâu sắc.
Nhưng ngoại giới đưa ra ý kiến rằng, ông Tập Cận Bình chưa bao giờ phủ nhận việc “đảng lãnh đạo tư pháp”. Bộ phận điều khiển tư pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Ủy ban Chính trị và Pháp luật, trong nội bộ Viện kiểm sát, Pháp viện thành lập các tổ chức đảng. Những nhân sĩ quan sát đều nghi vấn về hiệu quả việc “trị quốc theo nề nếp” của ông Tập Cận Bình. Trong sự kiện “709”, hơn 100 luật sư nhân quyền đã bị bắt bớ, và vụ án Lôi Dương cuối cùng không giải quyết được gì, càng khiến cho “cải cách tư pháp” của ông Tập Cận Bình bị lu mờ.
Nhưng cũng có nhận định rằng, hệ thống chính trị và pháp luật của ĐCSTQ từng bị Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng thông qua Chu Vĩnh Khang nắm quyền kiểm soát 10 năm, trong thời gian này đã tạo ra được một thế lực đông đảo, nên khi Tập Cận Bình đẩy mạnh các biện pháp cải cách đã gặp phải trở ngại từ phe cánh Giang.
Bình luận viên của Tình hình Chính trị Đương thời – Hạ Tiểu Cường cũng từng đề cập tới, mười mấy năm trước Giang Trạch Dân đã chỉ đạo ĐSCTQ ngụy tạo án giả vu khống bức hại gần 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, nếu Tập Cận Bình muốn tiến hành cải cách tư pháp, thì không thể nào không động đến ‘tử huyệt” này của tập đoàn Giang Trạch Dân. Vì để che giấu tội các của mình, phe cánh Giang Trạch Dân chắc chắc sẽ tìm cách ngăn cản ông Tập Cận Bình.
Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ Mạnh Kiến Trụ trong cuộc họp của Tiểu tổ lãnh đạo cải cách tư pháp thể chế Trung ương ĐCSTQ vào ngày 29/03 đã cho biết, cải cách tư pháp gặp phải rất nhiều sự phản đối của các lãnh đạo cấp cao trong ĐCSTQ, khiến nó khó có thể trở thành hiện thực, vì thế ông đã trực tiếp tạo áp lực với “người phụ trách chủ yếu của Ủy ban Chính trị và Pháp luật” yêu cầu họ phải trực tiếp tham gia hoàn thành những hạng mục cải cách trước Đại Hội 19.
Trong bối cảnh này, Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc tuyên bố nội dung cốt lõi trong cải cách tư pháp, ngoại giới cho rằng đây là một bước tiến, nhưng vấn đề liệu ông Tập có thể tạo ra được một xã hội pháp trị thực sự hay không, thì họ vẫn có sự hoài nghi lớn.
Lê Hiếu biên dịch