Tinh dầu là một nhánh duy nhất thuộc thảo dược phát huy đặc tính chữa bệnh nhờ nguồn dầu dồi dào của đa dạng chủng loại thực vật.
Cấu tử bay hơi của tinh dầu thực vật được chiết tách từ hoa, lá, cành và rễ thông qua các quy trình chưng cất khác nhau. Tinh dầu chiết xuất sau đó phát huy hiệu quả trị liệu thông qua đặc tính dược lý và kích thước phân tử nhỏ. Đặc tính này khiến các thành phần tinh dầu dễ dàng thấm qua các mô tế bào cơ thể và tăng cường khả năng trị liệu trong nhiều điều kiện.
Cơ chế tác động của tinh dầu
Các thành phần hóa học của tinh dầu góp phần tạo ra một loạt các đặc tính dược lý mong muốn, bao gồm kháng khuẩn, kháng virus, chống co thắt và được dùng như thuốc lợi tiểu (kích thích sản xuất và bài tiết nước tiểu), thuốc giãn và co mạch. Các tinh dầu cũng hoạt động tại tuyến thượng thận, buồng trứng và tuyến giáp, có thể tiếp sinh lực, ổn định, giải độc và hỗ trợ tiêu hóa.
Tính năng chữa bệnh của tinh dầu cũng tạo ra hiệu quả trị nhiễm trùng, tương tác với các nhánh khác của hệ thần kinh, thay đổi phản ứng miễn dịch, điều hòa tâm trạng và cảm xúc.
Tinh dầu có thể cùng lúc phát huy công dụng trên các vùng khác nhau của cơ thể.
Điều kiện phát huy tác dụng của tinh dầu
Các phân tử có hương thơm tương tác với đỉnh khoang mũi làm phát sinh tín hiệu được biến đổi bởi các quy trình sinh học khác nhau trước khi đi tới hệ viền, hệ điều hòa cảm xúc não bộ. Hệ viền kết nối trực tiếp với những phần khác của não bộ giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp, hơi thở, trí nhớ, mức độ căng thẳng và cân bằng nội tiết tố. Các nhà khoa học nắm bắt được rằng tiếp nhận hương qua đường mũi là cách nhanh nhất để đạt được hiệu ứng tâm sinh lý.Một số tình trạng phổ biến có thể điều trị bằng tinh dầu bao gồm:
- Nhiễm khuẩn và virus
- Bệnh về da
- Rối loạn cơ bắp
- Viêm khớp
- Mất cân bằng hệ thần kinh
- Cảm giác căng thẳng
- Sưng viêm
Cách thức sử dụng tinh dầu
Lợi ích của tinh dầu có thể phát huy tối đa thông qua phương thức xông qua đường mũi, xoa ngoài da hoặc qua đường ăn uống.
Các phương pháp xông qua đường mũi gồm
- Máy khuếch tán – có tác dụng khuếch tán vi cấu tử của tinh dầu vào không khí. Có thể chọn dùng thiết bị khuếch tán lạnh.
- Lều xông hơi – để sử dụng phương pháp này, đun một ấm nước, cho vào chậu và thêm vào đó hai đến 3 giọt tinh dầu.
- Xông mũi – Sử dụng khăn ăn hoặc khăn giấy gấp thành mảnh hình vuông cạnh khoảng 5 cm. Cho hai giọt tinh dầu vào giữa, gấp làm đôi, cuốn lại và nhét vào mũi. Để cho đến khi không còn tinh dầu bên trong mũi và giữ thêm khoảng 20 phút.
- Nước hoa – sử dụng khoảng 10 giọt hòa vào nước trong một chai thủy tinh khoảng 120 ml có vòi phun. Loại này được dùng để sát khuẩn phòng.
Phương pháp tiếp xúc với da
- Tắm – tinh dầu cho vào bồn tắm nóng có thể kích thích da, giúp thư giãn, tiếp thêm sinh lực. Nhiệt trong bồn tắm sẽ giúp tinh dầu khuyếch tán vào da nhanh hơn và tăng cường lưu thông khí huyết.
- Xoa bóp – thao tác tinh dầu trên da, có thể giúp thư giãn hoặc kích thích người được xoa bóp.
Phương pháp qua đường uống
- Viên con nhộng – kết hợp dầu ca cao với một hoặc hai giọt tinh dầu trong một viên con nhộng gelatin.
- Súc miệng – cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào một cốc nước.
Khi cân nhắc sử dụng phương pháp qua đường uống nên tham khảo thêm ý kiến chuyên khoa, cũng như tinh dầu có thể gây cháy nổ nếu không được pha loãng và sử dụng đúng cách.
Thiên Hà, Hàn Mai – Theo Epoch Times