Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến nhiều chức năng thần kinh cũng như thể chất. Các chức năng đó bao gồm việc điều chỉnh sự thèm ăn và tâm trạng. Phong cách ăn uống có thể ảnh hưởng đến mức serotonin của bạn theo cách gián tiếp nhưng khá mạnh mẽ.
Tăng cường serotonin có thể làm bạn cảm thấy khỏe hơn và giảm cảm giác thèm ăn.
Cách ăn giúp tăng cường Serotonin
1. Ăn bổ sung nhiều carbohydrates phức hợp
Rau xanh là nguồn cung cấp carbohydrates phức hợp dồi dào nhất. Tránh ăn nhiều cơm, bánh mì, mì ống, mì sợi, bánh quế, bánh nướng xốp, bánh quy, bánh ngọt,… Ăn kết hợp 4-7 chén rau xanh mỗi ngày có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn.
2. Tránh tình trạng thiếu carbohydrate
Chế độ ăn có lượng protein và các kích thích tố căng thẳng quá nhiều có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn. Bên cạnh việc hấp thụ protein, hãy chắc chắn rằng bạn cũng ăn nhiều rau xanh, và ăn cả trái cây nữa nhé! Một chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện thư giãn sẽ giúp kiểm soát sự thèm ăn. Hãy lên kế hoạch trước cho thực đơn của bạn. Bên cạnh đó, cũng nên thiền định hàng ngày hoặc mát-xa cơ thể.
3. Khi nào cơ thể bạn cần được nạp carbohydrate?
Nếu bạn thèm ăn một món gì quá đến độ mất kiểm soát, bạn có thể bị thiếu serotonin. Mức độ ổn định của serotonin sẽ bảo vệ bạn khỏi tình trạng ăn quá nhiều do cảm xúc.
4. Thử ăn nhẹ giữa các bữa
Lên kế hoạch cho các bữa ăn nhẹ hoặc đồ ăn nhẹ trong ngày để giúp bạn tránh cảm giác thèm những món linh tinh.
5. Nhờ bác sĩ tư vấn
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mức serotonin tự nhiên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những nhu cầu cá nhân của bạn.
Thói quen sống giúp tăng mức Serotonin
1. Ngủ ngon
Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể sản sinh ra nhiều serotonin hơn. Hãy đi ngủ và thức dậy theo thời khóa biểu nhất quán. Và hãy thiết kế phòng ngủ của bạn đủ độ tối và yên tĩnh.
2. Duy trì hoạt động thể chất
Tập thể dục cường độ thấp cũng tạo cho bạn cảm giác phấn chấn. Hãy đi bộ khoảng 20 phút. Chơi trò chơi đuổi bắt với con thay vì chơi game máy tính. Leo cầu thang thay vì đi thang máy. Chọn một công viên xa hơn, nhờ đó bạn sẽ đi bộ một khoảng cách xa hơn để đến được nơi cần đến.
3. Hãy bật đèn sáng lên
Một số người nhận thấy vào mùa đông, mức serotonin của cơ thể giảm vì họ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bạn có thể mua hộp đèn ánh sáng trị liệu về dùng nếu bạn muốn có thêm thời gian tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời.
4. Tiêu thụ caffein ít lại
Có những chất có xu hướng làm giảm mức serotonin. Caffeine là một trong những thủ phạm phổ biến nhất. Rượu cũng có tác hại tương tự. Ít uống nước ngọt cũng sẽ có lợi cho bạn. Bạn có thể chuyển từ uống cà phê sang trà thảo dược hoặc cắt giảm mức độ tiêu thụ cà phê xuống còn một tách mỗi ngày.
5. Luôn vui vẻ
Serotonin giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh, và những cảm giác vui vẻ sẽ giúp bạn giữ lại nhiều serotonin hơn. Để chu kỳ trao đổi chất này diễn ra suôn sẻ, bạn nên tham gia vào các hoạt động phù hợp với sở thích và nhắc nhở bản thân hãy cười nhiều hơn nữa. Hãy chơi với cún cưng, mèo cưng hay gọi điện tám chuyện với bạn bè,… hãy làm bất kỳ điều gì có thể khiến bạn mỉm cười.
>>> Rối loạn lo âu: Những thực phẩm nên tránh và nên dùng
>>> 3 thủ thuật đánh bại cơn thèm ăn giúp bạn giảm cân hiệu quả
Xuân Nhạn, theo Sanskritimagazine