Ở những quốc gia khác, đặc biệt là các nước Châu Á thì phụ huynh thường có khuynh hướng bắt ép trẻ, thậm chí dùng tới đòn roi và hù dọa mỗi khi trẻ gặp thất bại. Cách giáo dục sai lầm đó dễ biến những đứa trẻ trở nên ích kỷ và tranh đấu khi lớn lên. Khi thật sự thất bại cũng sẽ không đủ nghị lực để đứng dậy. Dưới đây là cách giáo dục hoàn toàn khác của Phần Lan rất đáng để tham khảo.
Dạo gần đây, đồng nghiệp của tôi – Mai Dung – đang gặp một rắc rối. Con trai của cô ấy rất cố chấp với việc thắng thua. Đã nhiều lần, khi chơi trò chơi với bạn bè, mặc dù đã thua, nhưng con trai cô ấy lại khóc và hét lên: “Tớ không thua, cậu mới thua đấy!”
Ba của cậu bé thì cho rằng trẻ con mạnh mẽ, không chịu thua cuộc là một việc tốt, nên được khuyến khích. Nhưng Mai Dung lại lo lắng về điều đó.
Có nhiều cha mẹ thường dạy con: “Không thể thua trên vạch xuất phát. Chỉ có dành chiến thắng, mới xứng đáng được công nhận, người thua cuộc, chỉ là kẻ bỏ đi.”
Thế nhưng, trong nền giáo dục toàn cầu của các nước phát triển, chẳng hạn Phần Lan, thất bại là khóa học bắt buộc cho trẻ em ở đó.
Vậy trong giáo dục ở Phần Lan, trẻ em cần học gì từ thất bại?
Ở Phần Lan có một môn thể thao truyền thống, đó là trượt tuyết. Trẻ em ở Phần Lan thường học trượt tuyết từ khi 4 hoặc 5 tuổi.
Ở Việt Nam, bố mẹ thường ngăn con trẻ đùa giỡn, đùa nghịch, hạn chế chơi vận động mạnh để tránh bị thương tích. Nhưng bài học trượt tuyết đầu tiên mà trẻ em Phần Lan được học chính là tập té ngã.
Bởi vì người Phần Lan muốn bọn trẻ hiểu rằng, té ngã là việc rất bình thường khi trượt tuyết. Giáo viên người Phần Lan sẽ đích thân trình diễn màn té ngã trên mặt đất, sau đó từng bước đứng lên lại. Tiếp theo, với một hiệu lệnh, mấy chục trẻ em sẽ ngã xuống mặt đất và tự mình đứng dậy.
“Giáo dục về thất bại” ở Phần Lan giúp bọn trẻ tiếp thu từng chút về cuộc sống.
Trẻ em Phần Lan cần suy nghĩ về một vấn đề, thắng là gì?
Giáo viên ở Phần Lan định nghĩa rằng:
“Đừng mù quáng hoặc tự cao cho rằng bản thân hơn người, nên biết rõ thiếu sót của bản thân, biết rằng dù có thắng cũng không được kiêu ngạo. Đây mới gọi là “Định nghĩa của chiến thắng”.
Đợi cho đến khi những đứa trẻ này học lên tiểu học, trung học… giáo viên sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa dạy chúng về cách đối mặt với thất bại.
Ví dụ, ở Phần Lan có tiết học về nghề mộc, trẻ em thường phải đối mặt với những đề bài có độ khó rất cao. Ví dụ, tự thiết kế và tạo ra một chiếc tên lửa. Bọn trẻ phải tự chọn vật liệu, thiết kế tên lửa, vẽ phác thảo và sau đó làm ra nó. Nhà trường sẽ mời những giáo viên chuyên ngành kỹ thuật đến hướng dẫn cho những đứa trẻ, nhưng toàn bộ quá trình sản xuất, người lớn sẽ không bao giờ can thiệp, và bọn trẻ phải tự mình hoàn thành.
Ngay cả khi những đứa trẻ đã thất bại nhiều lần, giáo viên cũng sẽ không làm giúp. Trong quá trình này, bọn trẻ sẽ thất vọng, khó chịu, nhưng cuối cùng vẫn phải cố điều chỉnh tâm lý, tìm ra nguyên nhân thất bại và sửa đổi nó cho đến khi hoàn thành được bài tập về nhà và trình bày nó trước lớp.
Nếu bạn hỏi họ: “Nguy hiểm như vậy, con tôi bị thương thì phải làm sao?”
Vâng, câu trả lời của các giáo viên Phần Lan sẽ là: “Băng keo cá nhân, thuốc sát trùng, và mọi thứ vẫn tiếp tục.”
Bạn nên biết, nếu bạn không tự mình thực hành, trải nghiệm, thì bài học có hoàn hảo đến đâu cũng trở nên vô nghĩa.
Vậy làm thế nào khi thất bại và làm sao để học cách chấp nhận thất bại?
1. Dùng cách riêng của bạn, coi thất bại không có gì to tát, bởi vì có thất bại mới có thành công.
2. Không giấu thất bại, nếu thật sự muốn học hỏi, hãy kể rõ thất bại của mình cho những người có kinh nghiệm và xem cách mà họ vượt qua nó.
3. Mua nguyên liệu nấu ăn thật ngon về, nghiên cứu cẩn thận công thức nấu ăn. Khi đã sẵn sàng, hãy bắt tay nấu một bữa thật ngon và thưởng thức.
4. Mọi người thường nói “Tiền không phải vạn năng”. Nên khi thất bại, hãy dùng nó để làm một chuyến du lịch ngắn hạn xả stress khi cần thiết.
5. Tâm sự với người mình tin tưởng.
6. Tìm kiếm những tấm gương vượt qua “thất bại” trên mạng, Youtube, Facebook để lấy lại năng lượng tích cực.
7. Tổng kết lại nguyên nhân và những điều bạn học được từ thất bại của mình.
Trẻ em Phần Lan học ít, chơi nhiều: Điều kì lạ của nền giáo dục liên tục đứng top đầu thế giới – Ảnh 3.Bạn có biết ngày 13/10 là ngày gì không?
Ở Việt Nam, nó được chọn làm ngày Doanh nhân, nhưng ở Phần Lan, nó là Ngày Quốc tế Thất bại. Bởi vì họ cho rằng sợ thất bại chính là ngại thành công, chỉ có những người biết chấp nhận thất bại, mới có thể đứng lên đi tiếp bằng tất cả niềm tin.
Ngày Quốc tế Thất bại là để khẳng định rằng thất bại là một phần của sự đổi mới và nó không hề tiêu cực.
Einstein đã từng nói: “Ai không bao giờ phạm sai lầm thì chẳng bao giờ thử được điều gì mới mẻ.”
Thế nên, nếu muốn dạy con bạn thành công, trước tiên nên dạy bọn trẻ cách đối mặt với thất bại càng sớm càng tốt. Thậm chí là cách nhìn vào thất bại bản thân bằng thái độ thoải mái, không sợ thất bại, vượt qua thất bại và mở ra không gian thành công cho riêng mình.
Theo GenK
Xem thêm: