Những ai không muốn uống thuốc tây có rất nhiều tác dụng phụ vì các vấn đề sức khỏe thường gặp, thì 7 phương pháp tự nhiên dưới đây sẽ là lựa chọn hàng đầu vừa dễ thực hiện vừa hiệu quả.
1. Đau lưng
Với vấn đề này bạn có thể thử các biện pháp nóng – lanh:
– Liệu pháp lạnh: Chườm 1 túi đá vào vị trí đau. Thông thường liệu pháp lạnh có tác dụng tốt đối với các chấn thương tức thời có tính trực tiếp.
– Liệu pháp nóng: Đun sôi 1 lít nước, ¼ lít dấm và 2 thìa hương thảo. Để nguội trong 5 phút, nhúng 1 miếng gạc vào hỗn hợp trên rồi chườm trực tiếp lên vị trí đau, có thể để qua đêm. Liệu pháp này có thể áp dụng tốt cho các chứng đau cơ, đau do thần kinh…
2. Đau đầu
– Nằm xuống chườm lạnh tại vị trí đau khoảng 15 phút.
– Trộn nước ép tỏi với 1 thìa canh mật ong. Công thức này có thể làm tái hoạt động lại tế bào cảm giác vùng não giúp giảm cơn đau.
– Trà bạc hà hay trà hoa cúc là những thức uống giúp thư giãn và giảm các khó chịu đến từ chứng đau đầu.
3. Nghẹt mũi
Các phương pháp chữa trị bệnh này hiệu quả chủ yếu là xông mũi:
– Đun sôi lá cây khuynh diệp, hít hơi nóng từ hỗn hợp trên có tác dụng làm giãn nở các cuống mũi khiến dịch mũi dễ dàng thoát ra ngoài.
– Đặt hỗn hợp lá nguyệt quế, lá xô thơm và quế vào nước nóng khoảng 5-10 phút, mùi hương tuyệt vời của hỗn hợp trên sẽ có tác dụng mạnh mẽ giúp mũi bạn thông thoáng.
– Trộn 2 thìa giấm táo, 2 thìa mật ong vào 1 lý nước đun sôi. Xông mũi bằng hỗn hợp này rồi uống khi đã nguội.
4. Táo bón
– Cháo yến mạch: Bột yến mạch hữu cơ trộn với nước sôi và chanh, vừa ngon miệng lại có ích cho đường tiêu hóa.
– Dầu ô liu: Massage hàng ngày lên bụng sẽ kích thích hoạt động của ruột, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.
– Cam và kiwi: Uống 1 trong 2 loại nước ép này vào buổi sáng sẽ cung cấp đủ chất xơ, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
5. Đau dạ dày, khó tiêu, ợ hơi
– Trà hoa cúc: Tinh chất trong hoa cúc giúp thư giãn trực tiếp các khối cơ dạ dày qua đó giảm đau.
– Súp gà: loại súp bổ dưỡng này có khả năng làm dịu các chứng đau dạ dày.
– Chườm gạc ấm lên vị trí đau khoảng 15 phút.
– Cho quế, hồi hương, bạc hà, húng quế mỗi thứ 1 thìa canh và 0,5 lít nước đun sôi trong 10 phút. Uông mỗi tách nửa giờ sẽ giúp bạn quên đi cảm giác khó chịu từ các chứng đau dạ dày – tá tràng – thực quản.
– Nếu nước chanh thông thường là 1 acid hại dạ dày thì hỗn hợp nước chanh và baking soda lại kháng acid tự nhiên, hiệu quả tốt đối với các chứng ợ hơi, ợ chua. Trộn 1 thìa cafe baking soda, một chút nước cốt chanh vào nửa ly nước và uống từ từ.
6. Ho, cảm lạnh, cúm
– Nước cam: Uống nước cam vào bữa sáng trong những mùa dịch cúm, cảm lạnh là cách tuyệt vời để phòng ngừa các bệnh trên.
– Lá bạch đàn hay chiết xuất của nó là dầu khuynh diệp có tính sát trùng, kháng virus và thông mũi, vì vậy nó có thể làm dịu các cơn ho, thậm chí hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
– Các loại súp: 1 chén súp ấm sau mỗi bữa ăn là rất tốt đối với các bệnh nhân cảm cúm. Tính chất sát trùng và chống viêm của nó có thể giúp giảm đau ở vùng cổ họng cũng như triệu chứng của cúm.
7. Mụn nhọt
– Pha loãng nước cốt chanh với nước, đun sôi trong 3-5 phút. Uống 2 lần mỗi ngày để giải độc cho da.
– Tạo mặt nạ từ mật ong và quế, đắp 1-2 lần mỗi ngày hoặc bôi trực tiếp lên vị trí mụn nhọt trong khoảng 10 phút.
– Hòa tan giấm táo vào nước lọc, nhúng khăn mềm vào hỗn hợp rồi lau mặt. Giấm táo sẽ giúp loại bỏ tế bào chết và điều chỉnh lại cân bằng pH cho da.
Hoàng An, theo Bright Side