Cơn khủng khoảng kinh tế tại Nga đã có những dấu hiệu lan tới các nước Trung Á, khiến nơi này hoang mang với những dự đoán về bất ổn.
Những biến động kinh tế nhận thấy rõ tại các nước Trung Á khi: Lượng kiều hối mà lao động các nước Trung Á gửi về sụt giảm mạnh vì đồng Rúp giảm giá. Trong khi đó, việc gia nhập Liên minh Kinh tế Âu Á (EEU) khiến các nước Trung Á càng phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế Nga, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác.
Kể cả trong những năm tháng tươi đẹp, khi nền kinh tế dựa vào dầu mỏ của Nga hùng mạnh, Enjegul Kadyraliyeva vẫn phải chật vật dựa vào những đồng USD từ con trai là Kyrgyzstan. Giờ đây, thậm chí bà lo sợ việc phải dựa vào những đồng tiền lẻ thu được từ việc bán kẹo mút trên những con phố ở thủ đô Bishkek để nuôi cháu trai ăn học.
Tình trạng tồi tệ của kinh tế Nga và đồng Rúp lao dốc, hậu quả của những sai lầm trong chính sách kinh tế trước đó, cộng với giá dầu giảm và lệnh cấm vận của phương Tây, khiến hàng triệu người dân Trung Á lo lắng.
Theo World Bank, kiều hối đóng góp tới 1/3 GDP của Kyrgyzstan và gần một nửa GDP của Tajikistan. Khi đồng nội tệ của Nga lao dốc, số tiền mà người lao động các nước này gửi về nước (thường là USD) cũng sụt giảm. Lượng kiều hối chuyển về Uzbekistan trong quý III/2014 đã giảm 9% so với 1 năm trước, theo số liệu của NHTW Nga. Một chuyên gia phân tích cho rằng lượng kiều hối chuyển tới Tajikistan cũng đã giảm 20%.
Tăng trưởng của khu vực Trung Á được điều chỉnh giảm liên tiếp trong những tháng gần đây. Đồng nội tệ của các nước thuộc khu vực này cũng sụt giảm giá trị. Ngày 1/1 vừa qua, quốc gia giàu dầu mỏ Turkmenistan đã phá giá đồng nội tệ manta 19%.
Với tỷ giá quá yếu, Kyrgyzstan và Tajikistan (hai nước nghèo nhất trong khối Liên Xô cũ) đang phải đối mặt với lạm phát hai con số. Đồng Rúp mất một nửa giá trị cũng khiến hàng hóa của Trung Á mất đi sức cạnh tranh ở Nga, thị trường lớn nhất cho 5 nền kinh tế này. Kim ngạch xuất khẩu xe hơi của Nga sang Uzbekistan sụt giảm 35% so với 1 năm trước.
Chính phủ các nước Trung Á dự đoán, khoảng 1/4 lao động đang làm việc ở Nga sẽ phải trở về nước. Kịch bản hàng trăm nghìn người lao động trẻ thất nghiệp “làm ngập” nền kinh tế vốn đang yếu ớt sẽ khiến chính phủ các nước này hoảng sợ, bởi lâu nay họ vẫn dựa vào người lao động ở nước ngoài để giảm bớt áp lực bất ổn xã hội. Năm 2009, trong cuộc khủng hoảng tài chính trước, kiều hối gửi về Kyrgyzstan giảm 28% và nhiều lao động nam giới đã trở về quê nhà. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bất ổn xã hội mấy tháng sau đó.
Bất chấp những rủi ro xuất phát từ tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế Nga, Kyrgyzstan đang vội vã củng cố mối quan hệ với Nga bằng cách gia nhập Liên minh Kinh tế Âu Á (EEU), tổ chức được thành lập với mục tiêu làm đối trọng với EU.
Kể cả các quan chức của Kyrgyzstan cũng dự đoán, việc gia nhập EEU (thủ tục sẽ hoàn tất vào tháng 5 tới) sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng gấp đôi. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Á cho rằng nhiều khó khăn vẫn tồn tại khi thâm nhập vào thị trường Nga.
Thủ tướng Kyrgyzstan là Djoomart Otorbaev khẳng định, không có lựa chọn nào thay thế cho việc gia nhập EEU. Trong suốt 2 thập kỷ gần đây, các thương nhân ở Kyrgyzstan đã tận dụng lợi thế thành viên WTO để nhập khẩu hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, và sau đó lại xuất khẩu chúng sang các nước thuộc Liên Xô cũ (trong đó có Nga). Giờ đây EEU đặt dấu chấm hết cho hoạt động này.
Nga muốn mở rộng EEU và đặt dấu ấn lên liên minh này. Cùng với gần 6 triệu lao động Uzbekistan, gần một nửa lao động nam của Tajikistan đang làm việc ở Nga.
Theo NDH