Mới đây, sau nhiều thập kỷ tiên đoán và nghiên cứu lý thuyết, các nhà khoa học Mỹ và Canada tuyên bố họ đã phát hiện một đại dương rộng lớn trong lớp mantle của Trái Đất. Điều này mở ra giả thuyết về việc có một thế giới nào đó tồn tại sâu trong lòng đất.
Các nhà khoa học Mỹ và Canada đã thực hiện nghiên cứu này bằng cách phân tích số liệu cung cấp bởi USArray, đây là một hệ thống hàng trăm máy phân tích địa chấn đặt khắp nước Mỹ, các máy này có nhiệm vụ “lắng nghe” các hoạt động địa chấn của những lớp địa chất Trái Đất, cũng như lõi Trái Đất.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, cho hay, các nhà khoa học tìm thấy một lượng kim cương nhỏ, và từ kim cương này họ kết luận rằng có tồn tại một siêu đại dương nằm sâu trong lòng đất, cách mặt đất khoảng 600Km.
Phát hiện này đồng thời cũng làm vững chắc hơn giả thuyết: nước trên mặt đất (bao gồm biển, đại dương, sông hồ) là nước bị ép từ lòng đất ra, chứ không phải đến từ ngoài hành tinh hoặc do các thiên thạch băng va vào Trái Đất.
Giáo sư Graham Pearson, đại học University of Alberta, Canada, phát biểu: ” Nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại một siêu trữ lượng nước sâu trong lòng đất là rất cao, dữ liệu chỉ ra là lượng nước này có thể bằng tổng lượng nước của tất cả đại dương trên mặt đất“.
Cụ thể thì lớp nước này nằm ở phần chuyển tiếp giữa lớp mantle trên và lớp mantle dưới, tức là cách mặt đất khoảng 400 – 660Km. Điều này được cho là ở mức “giả thuyết chắc chắn đúng, hoặc gần như rất đúng”, tức là các nhà khoa học kết luận dựa trên dữ liệu thu thập chứ chưa có bằng chứng cụ thể, vì hiện tại chúng ta vẫn chưa đào sâu được như vậy vào lòng đất.
Phát hiện này còn mở ra nhiều khả năng cũng như giả thuyết về việc liệu Trái Đất có rỗng ruột hay không, hoặc thậm chí có một thế giới nào đó tồn tại sâu trong lòng đất hay không?
Theo Tinhte