Y học Ayurveda là phương pháp khoa học dùng để chữa bệnh từ đất nước Ấn Độ cổ đại. Nó dựa trên ba Dosha chính là Vata (không khí), Pitta (Lửa), Kapha (Nước và đất). Ba dịch thể này ảnh hưởng đến tất cả các chức năng sinh học, tâm lý và sinh lý bệnh học trong thể chất, tinh thần và ý thức con người.
Theo y học Ayurveda, sự cân bằng các Dosha của con người là điều cần thiết để có được sức khỏe dẻo dai.
Ayurveda là phương pháp khoa học dùng để chữa bệnh trong đất nước Ấn Độ cổ đại. Nó dựa trên ba Dosha chính của con người.
Trong đó Dosha là những nguồn năng lượng sinh học được phát ra từ cơ thể và trí óc của chúng ta. Các Dosha hiện diện trong cá nhân mỗi người và có xu hướng kết hợp lại với nhau.
Chất lượng của sự liên kết đó sẽ phụ thuộc vào cá tính, lối sống và một vài yếu tố ảnh hưởng khác.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là sự cân bằng của các Dosha. Bởi vì nó là yếu tố thúc đẩy suy nghĩ và hành vi của bạn.
Để tạo ra sự cân bằng này, thì các loại thảo dược chính là phương thức mang lại hiệu quả cao.
Theo ghi chép của y học Ayurveda, các loại thảo mộc được sử dụng để cải thiện sức khỏe của con người. Trong đó mỗi một loại thảo dược đem đến nhiều lợi ích khác nhau và cho hiệu quả cao khi điều trị chứng mất cân đối trong các Dosha.
Dưới đây là một số loại thảo mộc điển hình nhất dựa trên Dosha của bạn:
Vata (không khí)
Vata Dosha điều chỉnh sửa chuyển động trong cơ thể và tâm trí. Nó điều hòa hơi thở, lưu lượng máu và sự rung động của trái tim. Nó loại bỏ chất thải và phát triển tư duy bằng cách tạo ra sự giao tiếp giữa tâm trí và cơ thể.
Những người sở hữu một Vata Dosha chiếm ưu thế thường là những người năng động và sáng tạo. Nhưng sự mất cân đối trong Vata có thể gây ra chứng sợ hãi, cô lập, lo âu và kiệt sức. Khi này nó sẽ làm suy giảm khả năng thông tin liên lạc trong khắp cơ thể và dẫn đến các chuyển động bất thường.
Để cân bằng Vata của mình, dưới đây là một số loại thảo mộc tốt nhất mà bạn có thể đưa vào thói quen sinh hoạt của mình.
Bạc hà chanh
Cây bạc hà chanh cho hiệu quả rất cao trong việc giảm bớt sự căng thẳng và lo âu. Thảo dược có thể được thêm vào trong trà của bạn hoặc sử dụng cùng với một loại tinh dầu.
Bằng cách này nó có thể làm giảm sự căng thẳng ngay lập tức, nhờ vào tính chất thư giãn của mình.
Ngoài ra lá của cây bạc hà chanh còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của hội chứng PMS và đầy hơi. Lý do là vì thảo dược sở hữu đặc tính chống Oxy hóa mạnh mẽ nên có khả năng thúc đẩy quá trình vận động tích cực trong cơ thể. Từ đây tình trạng tiêu hóa và hàm lượng cholesterol sẽ được cải thiện tốt hơn. Thảo dược cũng là một phương thuốc hữu hiệu để chữa trị chứng ợ nóng.
Rễ của gừng
Gừng mang đến nhiều lợi ích trong chế độ ăn uống, bao gồm cả tác dụng giảm buồn nôn và say tàu xe.
Khi các vận động tự nhiên trong cơ thể bị hạn chế, bạn có xu hướng mất cảm giác thèm ăn. Việc sử dụng rễ gừng tươi cùng với thực phẩm có thể giúp hệ tiêu hóa của người dùng trở lại bình thường.
Cúc La Mã
Sự chuyển động bất thường do mất cân bằng Vata chính là hiện tượng co thắt cơ. Trong trường hợp này Cúc La Mã có thể được sử dụng để điều trị các cơ co thắt, hoặc những chuyển động bất thường khác như rối loạn chức năng tiêu hóa.
Thảo dược cũng thường được sử dụng để chữa lành nhiều căn bệnh khác nhau. Điển hình là sốt, trĩ, mất ngủ và rối loạn kinh nguyệt.
Vì vậy, việc sử dụng Cúc La Mã hàng ngày sẽ giúp bạn giảm tình trạng viêm nhiễm và cắt giảm sự căng thẳng cho tâm trí cũng như cơ thể.
Pitta (Lửa)
Pitta Dosha kiểm soát sự biến đổi năng lượng bên trong cơ thể, bao gồm các chức năng tiêu hóa quan trọng như dinh dưỡng và sự trao đổi chất.
Theo đó, việc sản xuất năng lượng và trao đổi chất chỉ được cân bằng khi cơ thể chứa đựng hàm lượng Pitta thích hợp. Chỉ cần có một lượng chất Pitta dư thừa cũng đủ gây ra các vấn đề sức khỏe cho cơ thể.
Không chỉ có thể cảm xúc của con người cũng được kết nối mật thiết với Pitta. Vì vậy sự dư thừa hoặc mất cân bằng Pitta có thể dẫn đến cảm giác tức giận, ghen tuông và thất vọng.
Một khi Pitta của bạn bị mất cân bằng, nó sẽ đem đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho các cơ quan trong cơ thể như sự viêm nhiễm.
Để giúp cho Pitta được cân bằng, bạn cần sử dụng các loại thảo mộc sau đây.
Cây bạc hà
Vấn đề lớn nhất của sự mất cân bằng Pitta là tình trạng khó tiêu. Khi gặp phải vấn đề này cây bạc hà sẽ giúp bạn làm dịu hệ thống tiêu hóa.
Trong hàng ngàn năm qua bạc hà đã được sử dụng để chữa trị tình trạng khó chịu của dạ dày, hoặc hiện tượng khó tiêu.
Cùng với hương vị tươi mát và công dụng giải độc, lá bạc hà có thể đem đến sự cân bằng cho hàm lượng cholesterol trong máu và kháng viêm hữu hiệu.
Cánh hoa hồng
Cánh hoa hồng sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn ngay lập tức và thúc đẩy quá trình lưu thông bên trong cơ thể. Người ta cũng nói rằng cánh hoa hồng có thể giúp nhuận tràng.
Song song đó với tính chất sát khuẩn của mình, cánh hoa hồng cũng được sử dụng phổ biến để điều trị vết thương hoặc vết bỏng. Nó cũng đem đến hiệu quả rất cao khi điều trị viêm nhiễm, rất tốt cho tim và làm giảm cholesterol xuống mức thấp hơn.
Cỏ chanh
Cỏ chanh được sử dụng phổ biến để điều trị các rối loạn về tiêu hóa như: Co thắt đường tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng, co giật. Trong quá trình này cỏ chanh hoạt động như một chất tiêu diệt vi trùng bên trong cơ thể.
Ngoài ra, thảo dược còn có chức năng làm mát và hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị tình trạng sốt cao, cảm lạnh thông thường và cả căn bệnh cao huyết áp.
Kapha (Nước và đất)
Kapha Dosha có chức năng điều chỉnh cấu trúc, sự bôi trơn và sự gắn kết của các cơ quan. Một Kapha ổn định sẽ kiểm soát tốt các khớp nối, trọng lượng và sự tăng trưởng của cơ thể. Đồng thời Kapha còn đảm nhận cả nhiệm vụ dưỡng ẩm và duy trì độ ẩm cho các cơ quan, bao gồm cả nhiệm vụ bảo vệ mô và cơ xương.
Do đó sự mất cân bằng của Kapha sẽ dẫn đến sự tích nghẽn bên trong cơ thể và làm trì trệ các mô cơ. Từ đây nó thúc đẩy cảm xúc ham muốn, sở hữu, sự bướng bỉnh và cả tham lam.
Để loại bỏ tình trạng này dưới đây là một vài loại thảo dược mà bạn có thể sử dụng để cân bằng lượng Kapha Dosha của mình.
Cây xô thơm
Cây xô thơm chủ yếu được sử dụng để điều trị các rối loạn tiêu hóa như chứng chán ăn, đầy bụng và chướng khí. Thêm vào đó, với tính chất dịu nhẹ của mình, nó còn giúp hydrate hóa cơ thể và thúc đẩy sự tăng trưởng khỏe mạnh.
Thảo dược cũng được sử dụng như một chất khử độc, làm giảm tình trạng tắc nghẽn và xoa dịu tâm trí.
Trong trường hợp sự mất cân bằng Kapha dẫn đến sự trì trệ mô cơ và nhiều vấn đề hô hấp khác, việc sử dụng cây xô thơm sẽ cho hiệu quả nhanh tức thì.
Rau húng quế ngọt
Khi nói đến chứng đau khớp và viêm mô, cây húng quế ngọt được xem là một liều thuốc hữu hiệu đem đến tác động kỳ diệu.
Nhờ vào đặc tính chống viêm và chống Oxy hóa, húng quế ngọt giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến sự viêm nhiễm.
Bên cạnh đó thảo dược còn giúp thư giãn cơ thể, tâm trí, giảm bớt sự căng thẳng và loại bỏ cảm giác tham lam, tức giận.
Loại thảo dược này sẽ kích thích quá trình điều hòa và cân bằng mọi hoạt động trong cơ thể lẫn trí não.
Cây xạ hương
Xạ hương mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thông qua sự liên kết với các cấu trúc và năng lượng trong cơ thể.
Nó cũng đem đến tác dụng tích cực đối với các loại vi khuẩn có lợi và giữ cho khớp nối được bôi trơn.
Đặc biệt xạ hương còn có khả năng làm giảm sự tắc nghẽn bên trong lá phổi dẫn đến tình trạng ho dai dẳng, đau họng và đau dạ dày.
Thảo dược cũng giúp cho cơ thể và tâm trí trở nên dịu nhẹ, đem đến những xáo trộn có lợi cho bộ não và truyền đạt cảm giác thư giãn.
Phía trên là một vài loại thảo mộc giúp cân bằng các Dosha đang hoạt động quá mức hoặc quá kém bên trong cơ thể của bạn. Bằng cách cân bằng Dosha cùng với thảo dược, bạn sẽ tạo ra một mối quan hệ hài hòa bên trong cơ thể. Từ đây sức khỏe tâm thần và thể chất sẽ được cải thiện một cách mạnh mẽ.
>>> “Liệu pháp hoảng sợ” thần kỳ của Trung y: Một cái tát có thể chữa khỏi bệnh
>>> Hàm nghĩa của Trung Y (P2): Sức khỏe có liên quan đến tu tâm dưỡng tính
Tú Văn, theo The Epochtimes